Quy định về tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức

Tải về

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là hình thức dân chủ trực tiếp để cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Sau đây là quy định về tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức do Bộ nội vụ ban hành, mời các bạn cùng theo dõi.

Hội nghị cán bộ công chức, viên chức sẽ được định kỳ tổ chức mỗi năm một lần do người đứng đầu cơ quan phối hợp với công đoàn tổ chức. Sau đây là toàn bộ quy định về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức do Bộ nội vụ ban hành.

1. Điều kiện tổ chức hội nghị

Khi có 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị yêu cầu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết thì triệu tập hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, của cơ quan, đơn vị bất thường.

2. Thành phần dự hội nghị

- Hội nghị toàn thể: Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức từ 200 người trở xuống.

- Hội nghị đại biểu: Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 200 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại biểu cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.

3. Hướng dẫn chi tiết về trình tự tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức 2019-2020:

Bước 1: Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị thực hiện theo Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BNV.

- Họp trù bị.

- Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị.

- Tiến hành hội nghị cấp tổ thuộc cơ quan, đơn vị.

- Hoàn chỉnh các dự thảo văn bản đã được góp ý để trình hội nghị chính thức.

Bước 2: Tổ chức hội nghị phải có sự tham gia của Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị. Hội nghị được tổ chức với các nội dung sau đây:

Đoàn chủ tịch cử thư ký hội nghị và mời lên vị trí làm việc. Người đứng đầu, Chủ tịch công đoàn trình bày các văn bản, báo cáo theo phân công.

Cán bộ, công chức, viên chức dự hội nghị thảo luận các văn bản, báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Người đứng đầu, Chủ tịch công đoàn giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Trưởng Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm vừa qua và chương trình công tác trong năm kế tiếp.

Bầu mới hoặc kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân (nếu có). Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác.

Phát động phong trào thi đua. Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu với tổ chức công đoàn.

Thông qua nghị quyết hội nghị:

+ Thư ký báo cáo toàn văn dự thảo nghị quyết hội nghị.

+ Đoàn chủ tịch lấy ý kiến biểu quyết của hội nghị.

- Phát biểu chỉ đạo của cấp trên. Ban Tổ chức tuyên bố kết thúc hội nghị.

Bước 3: Tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hội nghị; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Căn cứ pháp lý:

Đánh giá bài viết
1 2.882
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm