Quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ Đảng

Quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ Đảng có nội dung kiểm kê như sau: Thực hiện các quy định về kê khai tài sản, biến động tài sản hằng năm thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của cán bộ thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

Quy định về kê khai tài sản mới nhất

1. Đảng viên có phải kê khai tài sản không

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của pháp luật phải kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn.

2. Các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm

Nghị định đã hướng dẫn điểm b Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm.

Theo đó, những đối tượng sau đây thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm:

(1) Chấp hành viên

(2) Điều tra viên

(3) Kế toán viên

(4) Kiểm lâm viên

(5) Kiểm sát viên

(6) Kiểm soát viên ngân hàng

(7) Kiểm soát viên thị trường

(8) Kiểm toán viên

(9) Kiểm tra viên của Đảng

(10) Kiểm tra viên hải quan

(11) Kiểm tra viên thuế

(12) Thanh tra viên

(13) Thẩm phán.

(14) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

(15) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên.

(16) Những người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong 105 ngành lĩnh vực sau đây:

- Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.

- Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.

- Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp.

- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

- Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.

- Quản lý các đối tượng nộp thuế.

- Thu thuế, kiểm soát thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, quản lý và cấp phát ấn chỉ.

- Kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng.

- Thẩm định, quyết định cấp tín dụng tại các ngân hàng có vốn chi phối của nhà nước.

- Xử lý công nợ, các khoản nợ xấu; hoạt động mua và bán nợ; thẩm định, định giá trong đấu giá.

- Cấp phát tiền, hàng thuộc Kho bạc nhà nước và dự trữ quốc gia.

- Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Cấp giấy phép hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng, bạc, đá quý.

- Giám sát hoạt động ngân hàng.

- Cấp giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại.

- Cấp giấy phép liên quan đến việc bảo đảm tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

- Quản lý thị trường.

- Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng.

- Thẩm định dự án xây dựng.

- Quản lý quy hoạch xây dựng.

- Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng.

- Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.

- Cấp chứng chỉ năng lực đối với tổ chức hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân hoạt động xây dựng, giấy phép hoạt động đối với nhà thầu nước ngoài.

- Giám định kỹ thuật, quản lý các công trình giao thông.

- Đăng kiểm các loại phương tiện giao thông.

- Sát hạch, cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện giao thông.

- Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Cấp giấy chứng nhận hành nghề y, dược.

- Cấp giấy phép, giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc tân dược.

- Cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, khử trùng.

- Cấp giấy chứng nhận nhập khẩu mỹ phẩm.

- Kiểm định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

- Quản lý, giám sát, cung ứng các loại thuốc; dược liệu, dụng cụ, thiết bị vật tư y tế; các loại sản phẩm màu liên quan đến việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người và lợi ích xã hội.

- Thẩm định và định giá các loại thuốc tân dược.

- Cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Cấp giấy phép công nhận cơ sở lưu trú du lịch.

- Cấp giấy phép công nhận di tích lịch sử xếp hạng cấp quốc gia.

- Cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.

- Cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

- Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

- Cấp giấy phép xuất nhập khẩu và phổ biến các ấn phẩm văn hóa.

- Thẩm định hồ sơ công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.

- Thẩm định và cấp giấy phép chương trình, tiết mục, vở diễn của các tổ chức cá nhân Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn tại Việt Nam.

- Thẩm định, trình phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật.

- Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

- Cấp giấy phép hoạt động về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí và xuất bản.

- Cấp giấy phép hoạt động, cấp và phân bổ tài nguyên trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Quản lý các chương trình quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, trên Internet.

- Phân bổ, thẩm định, quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

- Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

- Cấp giấy phép xử lý, vận chuyển chất thải nguy hại.

- Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Cấp giấy phép về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

- Xử lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.

- Giao hạn mức đất; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.

- Xử lý vi phạm hành chính về môi trường.

- Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.

- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

- Quản lý thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

- Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản.

- Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Thẩm định dự án.

- Đấu thầu.

- Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn.

- Quản lý quy hoạch.

- Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất.

- Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.

- Quản lý ODA.

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ lãnh sự, cấp visa, quản lý xuất, nhập cảnh.

- Tiếp nhận và giải quyết việc đăng ký kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Tiếp nhận và giải quyết việc cải chính hộ tịch; lý lịch tư pháp.

- Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Cấp giấy phép thành lập các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; phân bổ chỉ tiêu, kinh phí dạy nghề.

- Thực hiện chính sách đối với người có công; bảo trợ xã hội.

- Hợp tác, trao đổi khoa học và công nghệ có yếu tố nước ngoài.

- Thẩm định hồ sơ cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

- Thẩm định, giám định công nghệ đối với các dự án đầu tư.

- Thẩm định, tư vấn cấp các văn bằng sở hữu trí tuệ.

- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Tuyển sinh vào các trường công lập.

- Phân bổ chỉ tiêu đào tạo đại học, sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài.

- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.

- Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Dạy nghề và giới thiệu việc làm.

- Quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Kiểm soát cửa khẩu.

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông đường bộ; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Thẩm tra phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kiểm tra an toàn phòng cháy.

- Giám thị, quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam và các cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Đăng ký, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

- Thủ quỹ, kế toán.

- Người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, xây dựng, tài chính.

- Trợ lý chính sách Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

- Trợ lý quân lực, Trợ lý cán bộ cấp Trung đoàn trở lên.

- Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.

Để nắm được các quy định mới nhất về kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên mời các bạn tham khảo:

  • Nghị định 130/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/12/2020) về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Quy định về kê khai tài sản trong Đảng

Việc minh bạch hóa tài sản, thu nhập của những người làm việc tại cơ quan nhà nước là điều cần thiết và càng quan trọng hơn khi người đó có tham gia hoạt động chính trị.

Quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ Đảng

Theo Quy định 85-QĐ/TW ngày 23/05/2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ phải thực hiện kê khai tài sản khi:

- Có kế họach, yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

- Kiến nghị, phản ánh, tố cáo có căn cứ về việc kê khai tài sản không trung thực

- Cán bộ có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai tài sản.

Nội dung kê khai bao gồm:

- Thực hiện các quy định về kê khai tài sản, biến động tài sản hằng năm thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của cán bộ thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.

- Giải trình về biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.

Các hành vi bị xem là vi phạm kê khai tài sản

- Không kê khai, kê khai không trung thực, kê khai không đúng quy định

- Không giải trình hoặc giải trình không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về biến động tài sản và nguồn gốc tài sản tăng thêm.

- Đối với đối tượng kiểm tra, giám sát và các cơ quan tổ chức có liên quan: Không chấp hành yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, sửa chữa, bổ sung, giả mạo hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản, biến động tài sản và nguồn gốc tài sản của bản thân và gia đình, gây áp lực, mua chuộc tổ chức, cá nhân đang thực hiện công tác kiểm tra, gáim sát việc kê khai tài sản; cung cấp thông tin, tài liệu nhằm làm sai lệch kết quả giám sát, kết luận kiểm tra và kê khai tài sản.

- Đối với chủ thể kiểm tra, giám sát: Làm lộ thông tin về tài sản của đối tượng kiểm tra, giám sát, làm sai lệch hồ sơ kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, nhận xét, kết luận thiếu căn cứ, không khách quan trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Việc xử lý vi phạm sẽ thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Đánh giá bài viết
2 2.747
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo