Những điều cần biết về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Ngày 08/6/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đây là văn bản hợp nhất mới nhất và đang có hiệu lực quy định về việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, những ai muốn đạt chuẩn nhà giáo nên chú ý những nội dung quan trọng sau đây.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là chứng chỉ quan trọng đối với nhà giáo muốn đứng lớp và đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Dưới đây là một số thông tin quan trọng về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ nhà giáo HoaTieu.vn xin chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra để nắm được quy định mới nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, các bạn có thể tham khảo trên Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT 2018.

1. Đối tượng được phép bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Đối tượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là những ai nằm trong nhóm người có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng cần có chứng chỉ để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.Theo đó, những điều kiện nào được coi là trình độ đạt chuẩn của nhà giáo đã được quy định tại như sau:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

Ngoài ra, mọi người có thể tìm hiểu chi tiết thêm tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 sắp có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 về quy định thay đổi các điều kiện được coi là đạt chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo.

2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chỉ và khi nào?

Theo Khoản 1 Điều 13 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT quy định học viên được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khi:

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định tại văn bản này;

- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, người học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi khi đáp ứng đầy đủ cả 02 điều kiện trên và chứng chỉ sẽ do Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp theo mẫu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

3. Xử lí vi phạm đối với những hành vi trái quy định

Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các điều khoản được quy định trong Văn bản về trách nhiệm cuả cơ sở bồi dưỡng, nhiệm vụ của giảng viên và học viên,...và những quy định trong Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT thì đều bị xử lý vi phạm.

Tùy theo mức độ hành vi vi phạm mà xử lý: có thể bị kỷ luật, phạt hành chính, bồi thường thiệt hại nếu có hành vi vi phạm gây thiệt hại và hình thức xử lí cao nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 1.411
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm