Nghĩa vụ quân sự nữ 2024

Nghĩa vụ quân sự nữ 2024. Ngoài nghĩa vụ quân sự với nam thì nữ cũng có quy định về việc đi nghĩa vụ quân sự. Các tiêu chuẩn và điều kiện đi nghĩa vụ quân sự với nữ cũng sẽ được quy định cụ thể. Vây quy định về nghĩa vụ quân sự với nữ là như thế nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Vậy nên đối với nghĩa vụ quân sự nữ thì không bắt buộc và việc đi nghĩa vụ quân sự là tự nguyện. Nữ đi nghĩa vụ quân sự sẽ được phục vụ tại ngũ. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự của nữ cũng giống với nam là từ 18 đến hết 25 tuổi. Đến hết 27 tuổi với nữ có tham gia học tập, đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.

Theo điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự quy định:

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Vậy nên việc tham gia nghĩa vụ tại ngũ đối với nữ có thể làm những vị trí dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng; công an xã liên tục từ đủ 36 tháng; cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; thanh niên tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên; công dân phục vụ kiểm ngư từ đủ 24 tháng.

Vì thế thời gian được công nhận phục vụ tại ngũ với nữ cũng giống với nam là từ đủ 24 tháng đến 36 tháng.

2. Điều kiện sức khoẻ với nghĩa vụ quân sự nữ

Theo thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về điều kiện khám sức khoẻ với nghĩa vụ quân sự nữ là tiêu chuẩn thể lực, tiêu chuẩn về loại bệnh.

Tiêu chuẩn thể lực của nữ thì có 6 mức căn cứ theo chiều cao, cân nặng để xem nữ tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự ở mức nào. Các mức chiều cao từ 1m46 đến 1m54, cân nặng là từ 37 kg đến 48 kg.

Tiêu chuẩn về các loại bệnh thì cũng giống như nam, phải kiểm tra tất cả những bệnh mà nghĩa vụ quân sự yêu cầu để xem người đó có đạt tiêu chuẩn về nghĩa vụ quân sự hay không. Các loại bệnh cụ thể là bệnh về tim mạch, thần kinh, mắt, răng - hàm - mặt, bệnh về xương khớp, phụ khoa, đường tiết niệu,....

3. Các vòng khám nghĩa vụ quân sự nữ?

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự nữ thì cũng cần có hai vòng kiểm tra, sàng lọc những công dân không đạt tiêu chuẩn như nam. Nếu qua được vong 1 thì sẽ được kiểm tra đến vòng 2.

Vòng 1 là kiểm tra về chiều cao, cân nặng, thể lực, sàng lọc những công dân có tiền sử bệnh. Vòng này sẽ được khám tại Trạm y tế xã.

Vòng 2 là khám cụ thể huyết áp, thể lực, thính giác, thị giác, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt,... Với nữ cũng được khám cụ thể về phụ khoa để đảm bảo người tham gia nghĩ vụ hoàn toàn khoẻ mạnh toàn diện. Vòng này sẽ được khám ở Trạm y tế Huyện.

Như vậy đối với nữ thì việc tham gia nghĩa vụ quân sự là hoàn toàn tự nguyện không ép buộc. Nữ khi muốn tham gia nghĩa vụ quân sự cũng phải đạt yêu cầu về thế chất nhất định.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu Nghĩa vụ quân sự nữ. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
2 219
0 Bình luận
Sắp xếp theo