Nghị quyết 71/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016

Nghị quyết 71/NQ-CP - Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016

Nghị quyết 71/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016 ban hành ngày 05/08/2016. Theo đó, Chính phủ nêu rõ một số nhiệm vụ cần triển khai ngay từ đầu nhiệm kỳ nhằm thống nhất, quyết tâm xây dựng Chính phủ trong sạch; vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Nghị quyết 59/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016

Nghị quyết 54/NQ-CP phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2016

Nghị quyết 49/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2016

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 71/NQ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 7 NĂM 2016

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2016, tổ chức vào ngày mùng 01 và 02 tháng 8 năm 2016,

QUYẾT NGHỊ:

1. Một số nhiệm vụ cần triển khai ngay từ đầu nhiệm kỳ

Chính phủ thống nhất, quyết tâm xây dựng Chính phủ trong sạch; vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tập trung xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, lấy lợi ích quốc gia và phục vụ Nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật kỷ cương, phát huy dân chủ mạnh mẽ gắn với thượng tôn pháp luật.

Từng thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tăng cường trách nhiệm trong phối hợp công tác. Thường xuyên nắm bắt thông tin, chủ động, phối hợp xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh và những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức; phân công đúng người, đúng việc, tạo môi trường công tác tốt để phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức. Tập trung rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức. Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước và tài sản công.

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thẳng thắn nhìn nhận, kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những tồn tại, hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra qua tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011 - 2016; đánh giá đúng thuận lợi và khó khăn, nhận diện thời cơ và thách thức; không lùi bước trước mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu đã đề ra, đổi mới mạnh mẽ, cải tiến lề lối làm việc, hành động bằng những việc làm cụ thể, có tính đột phá, tạo chuyển biến và hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý nhà nước cũng như vai trò chủ động của từng cấp, từng ngành, trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trước mắt tập trung triển khai ngay các công việc trọng tâm sau:

  • Các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết số 64/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 63/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý nhà nước và kết quả triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2016.
  • Từng Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và ban hành chương trình hành động nhiệm kỳ 2016 - 2021, trong đó thể hiện rõ nội dung, nhiệm vụ, thời hạn, xác định rõ cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm; xây dựng Quy chế làm việc của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, trong đó quy định rõ ràng, minh bạch quy trình, trách nhiệm, thời hạn xử lý công việc ở từng khâu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc ngay trong tháng 8 và 9 năm 2016.
  • Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế làm việc của Chính phủ, trình Chính phủ xem xét, thông qua tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016.
  • Các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương hoàn thiện các Đề án tái cơ cấu nền kinh tế, ngành, lĩnh vực, các Chương trình mục tiêu quốc gia, 21 Chương trình mục tiêu và các đề án lớn theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành trong tháng 8 năm 2016. Trên cơ sở Nghị định này, từng Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của mình, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 9 và 10 năm 2016.

2. Về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

  • Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội.

3. Về dự án Luật Công an xã

  • Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Công an xã. Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội.

4. Về dự án Luật quản lý ngoại thương

  • Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

5. Về dự án Luật trợ giúp pháp lý

  • Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật trợ giúp pháp lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

6. Về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)

  • Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), theo hướng xác định rõ trách nhiệm bồi thường nhà nước đúng pháp luật trong trường hợp oan sai do cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính, hoạt động tố tụng gây ra; tập trung đầu mối đại diện nhà nước giải quyết nhanh chóng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Đánh giá bài viết
1 47
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi