Nghị quyết 59/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016

Nghị quyết 59/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016

Nghị quyết 59/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016 ban hành ngày 07/07/2016. Theo đó Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đặc biệt là triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết 6 tháng cuối năm 2016. HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo.

Nghị quyết 49/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2016

Nghị quyết 33/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2016

Nghị quyết 23/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2016

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 59/NQ-CPHà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 6 NĂM 2016

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ với các địa phương tháng 6 năm 2016, tổ chức vào ngày 30 tháng 6 và 01 tháng 7 năm 2016,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh

Trong 6 tháng đầu năm 2016, với sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực cao của các Bộ, cơ quan, công tác xây dựng, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chuyển biến rõ rệt, khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng, nhất là nợ đọng kéo dài, không để có khoảng trống pháp lý do chưa có văn bản quy định chi tiết thi hành.

Phần lớn các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực trước và từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh đã được xây dựng, ban hành, bảo đảm tiến độ, đúng trình tự, thủ tục quy định, trong đó chú trọng việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự điều chỉnh, ý kiến phản biện của các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu, bảo đảm tính khả thi, thống nhất, đồng bộ và có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng xin lùi thời hạn trình hoặc xin rút khỏi chương trình một số dự án luật.

Việc xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết, đặc biệt là thông tư, thông tư liên tịch còn chậm.

Nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đặc biệt là triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết 6 tháng cuối năm 2016 rất nặng nề, Chính phủ yêu cầu:

  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần dành sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo, tập trung thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành; cải tiến thủ tục, rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm định, thẩm tra; đổi mới cách thức phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, hạn chế tình trạng xin lùi thời hạn trình văn bản.
  • Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ tăng cường theo dõi, đôn đốc và phối hợp chặt chẽ với Bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo trong cả quá trình soạn thảo và trình ban hành văn bản.
  • Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xử lý những khó khăn, vướng mắc, còn có ý kiến khác nhau trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Các Bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản; tổ chức phân công, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm tiến độ, nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành.

2. Về Dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

  • Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, chỉnh lý dự án Luật đường sắt (sửa đổi), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

3. Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ

  • Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

4. Về Dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi)

  • Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, chỉnh lý dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

5. Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở giáo dục đại học công lập thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ

  • Chính phủ thống nhất cho phép: Từ năm 2016 đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ, các cơ sở giáo dục đại học công lập thí điểm thực hiện cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lãi tiền gửi ngân hàng để lại đầu tư phát triển cơ sở hoặc lập quỹ hỗ trợ sinh viên của các trường đại học này; đối với thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, các lớp đào tạo ngắn hạn của các trường này thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước xem xét cụ thể để hỗ trợ lại cho các trường này tương ứng số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.

6. Về cơ chế thực hiện hợp đồng EPC Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông

  • Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Chính phủ cho phép Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo thuê tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế kỹ thuật và giám sát quá trình thực hiện Dự án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tuyệt đối an toàn công trình.

7. Về việc tổ chức đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc dùng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

  • Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính về việc thí điểm giao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc dùng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (không thuộc danh mục 5 hoạt chất đấu thầu tập trung quốc gia do Bộ Y tế tổ chức đấu thầu) theo quy định.
  • Giao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thống nhất danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu. Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu theo quy định.

8. Về việc thành lập đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia thuộc Bộ Y tế

  • Bộ Y tế xây dựng và trình đề án thành lập đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia thuộc Bộ Y tế theo quy định. Trước mắt, đồng ý Bộ Y tế thành lập Ban mua sắm tập trung để triển khai nhiệm vụ đấu thầu thuốc của Bộ Y tế ngay trong năm 2016 theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, bảo đảm không tăng biên chế hành chính - sự nghiệp, quản lý chặt chẽ, minh bạch, không để tiêu cực, tham nhũng xảy ra.
Đánh giá bài viết
1 84
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi