Nghị quyết 10-NQ/TW phát triển kinh tế tư nhân của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 10-NQ/TW - Phát triển kinh tế tư nhân của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết 10/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với mục đích khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
- Quyết định 1022/QĐ-BCT về Quy hoạch phát triển thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025
- Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế
- Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân
- Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa 12
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ------- | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- |
Số: 10-NQ/TW | Hà Nội ngày 3 tháng 6 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng, ngày càng tích cực hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ. Phương thức quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh; môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn. Dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được phát huy.
- Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
- Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.
- Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng trong khu vực kinh tế tư nhân được các cấp ủy đảng quan tâm đổi mới, hoàn thiện; đảng viên được làm kinh tế tư nhân và chủ doanh nghiệp của tư nhân được thí điểm kết nạp vào Đảng.
- Hoạt động giám sát, phản biện chính sách, vai trò tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp được quan tâm đổi mới; nâng cao hiệu quả.
2- Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân còn hạn chế, yếu kém.
- Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
- Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.
- Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại... diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều doanh nghiệp của tư nhân không bảo đảm lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, nợ quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài. Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành "lợi ích nhóm", gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân.
- Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều.
- Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của kinh tế tư nhân còn thấp.
3- Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đặc biệt là:
- Vẫn còn một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân cần tiếp tục được cụ thể hóa, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ, sâu rộng.
- Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân hiệu quả chưa cao, chưa nghiêm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, nhất là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực.
- Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội ngành nghề chưa thực sự hiệu quả, chậm đổi mới theo yêu cầu thực tiễn; chưa làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động.
- Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp. Đội ngũ doanh nhân mới hình thành và đang trong quá trình phát triển, hạn chế về năng lực quản trị kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.
Hiện tại, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hoặc cấp ủy cơ sở sẽ lên kế hoạch triệu tập Đảng viên tham dự các lớp học tập, quán triệt theo nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa 12. Sau khi hoàn thành lớp học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) này, học viên đều phải viết Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.
Tham khảo thêm
Nghị quyết 38/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế
Nghị quyết 27/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chính sách đổi mới nền kinh tế 2016 - 2020
Nghị định 35/2017/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước Khu kinh tế, Khu công nghệ cao
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2017
- Chia sẻ:
Moon_tran
- Ngày:
Nghị quyết 10-NQ/TW phát triển kinh tế tư nhân của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
352 KB 10/06/2017 8:36:00 SATải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Khái niệm xuất siêu, nhập siêu [Cập nhật 2025]
-
Tải Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT về hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu qua mạng
-
Quyết định 2699/QĐ-BCT 2024 quy định về giá bán điện
-
Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh
-
Quyết định 1062/QĐ-BCT 2023 quy định về giá bán điện
-
Thông tư 76/2024/TT-BTC chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
-
Nghị định 32/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2018/NĐ-CP kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự
-
Luật Giao dịch điện tử 2023 số 20/2023/QH15
-
Tải Nghị định 83/2023/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, niêm yết chứng khoán
-
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Luật thương mại số 36/2005/QH11
-
Thông tư 42/2017/TT-BCA an ninh, trật tự một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
-
Vốn lưu động là gì?
-
Tải Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu file Doc, Pdf
-
Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024
-
Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
-
Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
-
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
-
Luật chứng khoán số 62/2010/QH12
-
Văn bản hợp nhất Luật thương mại số 03/VBHN-VPQH
-
Quyết định 3447/QĐ-BCT về phát triển công nghiệp, thương mại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
-
Quyết định 203/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135

Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại
Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa Thông tư 18/2019/TT-BCT và Thông tư 20/2019/TT-BCT
Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
Danh sách 675 điều kiện kinh doanh được cắt giảm
Công văn 2356/2013/BTC-CST
Quyết định 87/QĐ-UBCK quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác