Tải Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp file Doc, Pdf

Nghị định 58 2024 về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp

Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.

Theo đó, cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng.

Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024. Sau đây là nội dung chi tiết Nghị định 58 2024, mời các bạn cùng theo dõi.

Nội dung Nghị định 58/2024/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ

________

Số: 58/2024/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH
Về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp

___________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020:

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chính phủ ban hành Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định một số chính sách về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho các chương trình, dự án và hoạt động đầu tư khác để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Hỗ trợ đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ một phần vốn đầu tư để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

3. Hỗ trợ sau đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

4. Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; là khu nghiên cứu, ứng dụng phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp, gồm: giống cây lâm nghiệp, cơ giới hóa trong trồng rừng, chăm sóc và khai thác rừng, chế biến lâm sản và sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành chế biến gỗ và lâm sản.

5. Công trình lâm sinh là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn được tạo thành từ việc thực hiện hoạt động đầu tư lâm sinh gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng; xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần thiết phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

6. Xã khu vực II là xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; xã khu vực III là xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định về tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ.

7. Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển.

8. Cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp.

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp

1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Chương II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Mục 1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 5. Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng

1. Đối tượng:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng;

b) Ban quản lý rừng phòng hộ;

c) Cộng đồng dân cư;

d) Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.

2. Mức kinh phí:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

c) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

d) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều này là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Nội dung chi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung sau:

Khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

Chi phí tiền công cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp; thuê lao động bảo vệ rừng;

Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;

Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

Hỗ trợ chi phí đi lại, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, họp với cộng đồng dân cư để triển khai hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định này;

Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và chi cho các nội dung sau:

Thuê lao động bảo vệ rừng; chi cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp;

Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;

Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

đ) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hàng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng; khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ.

4. Trình tự thực hiện:

a) Đối lượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện như sau:

Căn cứ dự toán kinh phí quản lý, bảo vệ rừng được giao hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng trực thuộc Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng tại địa phương;

Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, ban quản lý rừng lập hồ sơ và phê duyệt thiết kế, dự toán kinh phí cho nội dung chi quy định tại khoản 3 Điều này theo quy định tại các Điều 28, 30 và 32 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thực hiện như sau:

Phương thức cấp kinh phí: căn cứ diện tích rừng được giao, kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là cộng đồng dân cư với Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch 3 năm, hoặc 5 năm;

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư;

Trường hợp bên nhận kinh phí bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo kế hoạch được duyệt thi lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;

Kết quả nghiệm thu hằng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đối với tổ chức khác được Nhà nước cấp thông qua dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

2. Nội dung và mức kinh phí:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: mức kinh phí bình quân 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm. Đối với vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân;

b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: mức kinh phí bình quân 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1.000.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo;

c) Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 50.000 đồng/ha; chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bằng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.

3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Điều 7. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng.

2. Mức đầu tư: theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.

Điều 8. Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng

1. Đối tượng và mức hỗ trợ: cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.

2. Nội dung hỗ trợ:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng động dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;

b) Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.

3. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng;

b) Có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với ban quản lý rừng đặc dụng;

c) Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Trình tự thực hiện hỗ trợ:

a) Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ:

Hằng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp theo Mẫu số 01 và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xâ và ban quản lý rừng đặc dụng;

Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nhất đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.

b) Thực hiện hỗ trợ:

Cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện;

Trưởng hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.

c) Nghiệm thu, giám sát thực hiện:

Cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;

Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư. Nội dung nghiệm thu, bao gồm:

Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;

Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp lác (nếu có);

Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn: nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng hỗ trợ, bổ sung ký xác nhận vật liệu của ban quản lý dự án công trình.

Mục 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 9. Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ

1. Đối tượng:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng;

c) Doanh nghiệp nhà nước;

d) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;

e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.

2. Mức kinh phí:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

đ) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

e) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều này là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Nội dung chi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện các hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

đ) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện các hoạt động sau:

Duy trì hoạt động thường xuyên của tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng;

Hợp đồng lao động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và các hoạt động khác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng, diễn tập chữa cháy rừng;

Chi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về bảo vệ rừng; chi lập và nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng và giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.

e) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

g) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng đối với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng và khu vực rừng xung yếu cần được bảo vệ.

4. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

Trước ngày 30 tháng 5 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê năm sau và đưa vào trong dự toán kinh phí ngân sách xã cùng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp.

Điều 10. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ

1. Đối tượng: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

2. Nội dung và mức kinh phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung rừng phòng hộ thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Điều 11. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ.

2. Mức đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.

Mục 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT

Điều 12. Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng

1. Đối tượng:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng;

b) Ban quản lý rừng phòng hộ;

c) Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019;

d) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;

e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.

2. Mức kinh phí:

a) Đối tượng quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

b) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

c) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1, 2 lần mức bình quân, xà vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, b khoản này.

d) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều này là là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Nội dung chi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

đ) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

e) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng.

4. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

Điều 13. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

2. Mức hỗ trợ bình quân 8.000.000 đồng/ha. Chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bằng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.

3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Điều 14. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

1. Đối tượng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.

2. Mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.

b) Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).

c) Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.

3. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;

b) Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

4. Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Điều 15. Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn

1. Đối tượng: chủ rừng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, được thuê.

2. Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân

Được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại như sau:

a) Mức hỗ trợ: bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ;

b) Thời gian hỗ trợ lãi suất: tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng đầu tư với ngân hàng thương mại, tối đa 12 năm;

c) Số vốn vay được hỗ trợ lãi suất: không quá 70% tổng vốn vay tại ngân hàng thương mại;

d) Điều kiện được hỗ trợ:

Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp;

Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chính sách khác.

đ) Trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất:

Chủ rừng gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này; bản thiết kế trồng rừng, chăm sóc năm thứ nhất theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này; bản sao hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ rừng và ngân hàng thương mại;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ rừng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất và lập biên bản xác minh điều kiện hỗ trợ lãi suất tín dụng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ chênh lệch lãi suất cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

g) Việc lập dự toán, thanh quyết toán tiền hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan khác.

3. Đối với chủ rừng là doanh nghiệp

Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư; trình tự, thủ tục về hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Điều 16. Hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Đối tượng: chủ rừng có rừng trồng sản xuất, trừ chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ:

a) Mức hỗ trợ: hỗ trợ một lần xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tối đa 400.000 đồng/ha.

h) Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư.

3. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Có dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Có diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

4. Trình tự hỗ trợ:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ quy mô, địa điểm, diện tích, danh sách chủ rừng, nguồn kinh phí hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo dự án được duyệt quy định tại điểm a khoản này cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là tổ chức và giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Đối với chủ rừng là tổ chức: sau khi có diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp không cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

d) Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cùng thống nhất hình thành nhóm hộ và cử thành viên đại diện: sau khi rừng được tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đại diện nhóm hộ gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân cấp xã;

Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ dự toán kinh phí được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hàng năm, kiểm tra hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ cho đại diện nhóm hộ và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp không cấp kinh phí hỗ trợ cho đại diện nhóm hộ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất

1. Xây dựng đường lâm nghiệp

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: khu vực trồng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;

b) Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp tối đa 450.000.000 đồng/km;

c) Trình tự hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

2. Xây dựng đường băng cản lửa

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: đường băng cản lửa tại khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;

b) Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường băng cản lửa tối đa 100.000.000 đồng/km;

c) Trình tự hỗ trợ đầu tư đường băng cản lửa theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

Điều 18. Hỗ trợ đầu tư phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản

1. Đối tượng áp dụng: chủ rừng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp chế biến, thương mại lâm sản.

2. Điều kiện để được hỗ trợ:

Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên tham gia hợp tác, liên kết có hợp đồng, dự án liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản;

b) Dự án liên kết gắn trồng rừng sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

c) Thời gian liên kết tối thiểu là 7 năm.

3. Nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

...............

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Chính sách của chuyên mục Pháp Luật được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Chính phủNgười ký:Trần Lưu Quang
Số hiệu:58/2024/NĐ-CPLĩnh vực:Chính sách
Ngày ban hành:24/05/2024Ngày hiệu lực:15/07/2024
Loại văn bản:Nghị địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
2 24
0 Bình luận
Sắp xếp theo