Nghị định 14/2016/NĐ-CP Ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ

Tải về

Nghị định 14/2016/NĐ-CP Ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ

Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai được Chính phủ ban hành ngày 15/03/2016 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.

Văn bản 09/TSQS-NT năm 2016 thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng vào các Trường Quân đội năm 2016

Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong quân hàm đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân

Quyết định 266/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2016/NĐ-CPHà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH NGÀNH, NGHỀ CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP YÊU CẦU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NỮ TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ; CÔNG DÂN THUỘC DIỆN MIỄN GỌI NHẬP NGŨ TRONG THỜI CHIẾN VÀ VIỆC HUẤN LUYỆN BINH SĨ DỰ BỊ HẠNG HAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến; việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai, chế độ, chính sách và kinh phí bảo đảm cho binh sĩ dự bị hạng hai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến; việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.

Chương II

NGÀNH, NGHỀ CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NỮ TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ PHÙ HỢP YÊU CẦU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ SẮP XẾP, QUẢN LÝ CÔNG DÂN NỮ TRONG NGẠCH DỰ BỊ

Điều 3. Ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân

1. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

a) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật;

b) Báo chí và Truyền thông: Báo chí học; Truyền thông đại chúng;

c) Văn thư - lưu trữ: Lưu trữ học; Bảo tàng học;

d) Tài chính;

đ) Kế toán;

e) Luật: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;

g) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin;

h) Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật ra đa - dẫn đường; Kỹ thuật viễn thông; Kỹ thuật mật mã;

i) Y, Dược: Vi sinh học; Ký sinh trùng y học; Dịch tễ học; Dược lý và chất độc; Gây mê hồi sức; Hồi sức cấp cứu và chống độc; Ngoại khoa; Sản phụ khoa; Nội khoa; Thần kinh và tâm thần; Ung thư; Lao; Huyết học và truyền máu; Da liễu; Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới; Tai - Mũi - Họng; Nhãn khoa; Y học dự phòng; Phục hồi chức năng; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Dinh dưỡng; Y học hạt nhân; Kỹ thuật hình ảnh y học; Vật lý trị liệu; Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc; Dược lý và dược lâm sàng; Dược học cổ truyền; Kiểm nghiệm thuốc và độc chất; Điều dưỡng; Răng - Hàm - Mặt.

2. Trình độ cao đẳng, đại học

a) Giáo viên sư phạm: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ;

b) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;

c) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;

d) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Hàn Quốc và các thứ tiếng khu vực Đông Nam Á;

đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học;

e) Tài chính;

g) Kế toán;

h) Luật: Luật kinh tế; Luật quốc tế;

i) Máy tính và công nghệ thông tin: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng;

k) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;

l) Kỹ thuật: Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;

m) Y, Dược: Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Y tế công cộng; Kỹ thuật hình ảnh y học; Xét nghiệm y học; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Phục hồi chức năng; Răng - Hàm - Mặt; Kỹ thuật phục hình răng.

3. Trình độ trung cấp

a) Máy tính và công nghệ thông tin: Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Lập trình/Phân tích hệ thống; Thiết kế và quản lý Website; Hệ thống thông tin văn phòng; tin học ứng dụng;

b) Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường;

c) Y, Dược: Nữ hộ sinh; Điều dưỡng; Y học cổ truyền; Răng, Hàm, Mặt; Dược học;

d) Tài chính - Kế toán: Tài chính, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;

đ) Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin;

e) Nghệ thuật trình diễn: Sáng tác âm nhạc; Thanh nhạc; Biên kịch sân khấu; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu; Biên kịch điện ảnh - truyền hình; Diễn viên kịch - điện ảnh; Đạo diễn điện ảnh - truyền hình; Quay phim; Diễn viên múa; Biên đạo múa; Huấn luyện múa;

g) Nghệ thuật nghe nhìn: Nhiếp ảnh; Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Thiết kế âm thanh - ánh sáng;

h) Hàng không: Kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không.

Điều 4. Sắp xếp, quản lý công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên và căn cứ danh sách công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị (sau đây gọi chung là nữ binh sĩ dự bị) để sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.

2. Nguyên tắc sắp xếp

a) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng;

b) Sắp xếp những nữ binh sĩ dự bị có nơi cư trú gần nhau hoặc cùng nơi làm việc vào một đơn vị;

c) Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị nhóm A vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương;

Đánh giá bài viết
1 896
Nghị định 14/2016/NĐ-CP Ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm