Thông tư 13/2016/TT-BCA Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân

Tải về

Thông tư 13/2016/TT-BCA Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân

Thông tư 13/2016/TT-BCA Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày 10/03/2016 và có hiệu lực từ ngày 24/04/2016. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa.

Quyết định 397/QĐ-BCA-V19 Kế hoạch thực hiện dân chủ trong Công an nhân dân

Thông tư 29/2016/TT-BTC sửa đổỉ phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe trong Công an nhân dân

Quyết định 11/2016/QĐ-TTg về sử dụng số tiền thu được từ sắp xếp nhà, đất tại các đơn vị thuộc Bộ Công an

BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2016/TT-BCAHà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Công an nhân năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ phiên tòa

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;

2. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa và hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án.

3. Thực hiện theo kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, đúng thẩm quyền; chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa; không được rời vị trí bảo vệ khi chưa có lệnh của người chỉ huy.

5. Việc bảo vệ phiên tòa chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân.

Chương II

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA

Điều 4. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa

Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp các cấp trong Công an nhân dân có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn các phiên tòa.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa

1. Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp khi nhận được yêu cầu bảo vệ phiên tòa của Tòa án nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt. Việc xây dựng kế hoạch và nội dung kế hoạch như sau:

a) Trước khi xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa phải khảo sát thực tế, nắm vững tính chất, đặc điểm của vụ án; mức độ tội phạm; số lượng bị cáo, người làm chứng và những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng và dự kiến số người tham dự phiên tòa; thời gian, địa điểm xét xử, khí hậu, thời tiết; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nơi diễn ra phiên tòa, dư luận xã hội (nhất là các phiên tòa xét xử các vụ án phức tạp liên quan đến an ninh trật tự, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện đông người) và những yếu tố khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa;

b) Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, đặc điểm tình hình; phân công người chỉ huy chung; người chỉ huy bảo vệ trong phòng xử án, người chỉ huy bảo vệ khu vực ngoài phòng xử án; phân công cán bộ, chiến sĩ ở từng vị trí; bố trí lực lượng, trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thời gian, địa điểm; quy ước thông tin liên lạc; trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng; tổ chức thực hiện và những hoạt động cần thiết khác.

2. Căn cứ vào kế hoạch bảo vệ phiên tòa, đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xây dựng phương án bảo vệ trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt.

Nội dung phương án gồm dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương án xử lý các tình huống.

3. Đối với việc bảo vệ phiên tòa xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, trật tự thì phải thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ phiên tòa.

Điều 6. Bố trí lực lượng bảo vệ phiên tòa

1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất vụ án, nơi xét xử, số lượng bị cáo, người làm chứng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa để bố trí lực lượng bảo vệ phiên tòa cho phù hợp. Mỗi phiên tòa phải cử ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ trở lên thực hiện bảo vệ phiên tòa.

2. Những phiên tòa xét xử vụ án phức tạp gây dư luận bức xúc trong xã hội, phạm tội có tổ chức, phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các phiên tòa xét xử lưu động thì có thể tăng cường lực lượng, trang bị thêm phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo từng khu vực, phối hợp với chính quyền địa phương nơi tổ chức phiên tòa, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn để bảo vệ phiên tòa.

3. Căn cứ kế hoạch, phương án chung đã được phê duyệt, các đơn vị được phân công tham gia phối hợp bảo vệ phiên tòa có kế hoạch và phương án cụ thể của đơn vị mình để thực hiện, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Điều 7. Triển khai kế hoạch, phương án và giao nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa

Trước khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa, người chỉ huy bảo vệ phiên tòa tổ chức cho họp cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ báo phiên tòa để phổ biến, quán triệt nội dung kế hoạch, phương án bảo vệ phiên tòa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng cán bộ, chiến sĩ; kiểm tra công tác chuẩn bị của cán bộ, chiến sĩ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Tổ chức thực tập phương án bảo vệ phiên tòa nếu xét thấy cần thiết.

Điều 8. Triển khai công tác bảo vệ phiên tòa

1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải có mặt trước giờ khai mạc phiên tòa ít nhất 30 phút.

2. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và hướng dẫn người được vào phòng xử án, nơi xét xử lưu động để dự phiên tòa theo đúng quy định.

3. Trường hợp người đến dự phiên tòa vượt quá sức chứa của phòng xử án thì người chỉ huy bảo vệ phiên tòa phải báo cáo Chủ tọa phiên tòa để có biện pháp hạn chế số lượng người vào phòng xử án.

Điều 9. Bảo vệ trong phòng xử án

Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ trong phòng xử án phải thực hiện đúng nhiệm vụ đã được phân công; nhắc nhở người đến dự phiên tòa ngồi đúng vị trí quy định, giám sát chặt chẽ mọi hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người tham dự phiên tòa và có trách nhiệm nhắc nhở, chấn chỉnh người vi phạm trật tự nội quy phiên tòa, không để xảy ra mất an ninh, trật tự; gây rối, đe dọa, tấn công Hội đồng xét xử, hủy hoại, cướp hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc các bị cáo hành hung lẫn nhau.

Đánh giá bài viết
1 477
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm