Nghị định 121/2016/NĐ-CP thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Tải về

Nghị định 121/2016/NĐ-CP - Thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Nghị định 121/2016/NĐ-CP quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương giai đoạn 2016 - 2020 đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Nghị định có hiệu lực ngày 10/10/2016.

Thông tư 08/2016/TT-BTTTT thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020

Thông tư 60/2016/TT-BTC sửa đổi mức thu lệ phí phân bổ và sử dụng kho số viễn thông

Thông tư 09/2016/TT-BTTTT Danh mục, đối tượng thụ hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

Thông tư 17/2016/TT-BTTTT Quy định về thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng di động

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 08 tháng 12 năm 2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương giai đoạn 2016 - 2020 đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người quản lý doanh nghiệp, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Người được Công ty mẹ ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội đầu tư tại tổng công ty, công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi chung là người đại diện phần vốn của Công ty mẹ).

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Quản lý lao động

Công ty quy định tại Điều 1 Nghị định này thực hiện quản lý lao động như sau:

1. Rà soát lại cơ cấu tổ chức, định mức lao động, xác định các vị trí chức danh công việc để đảm bảo tuyển dụng, sử dụng lao động hiệu quả.

2. Hằng năm, căn cứ vào khối lượng, chất lượng, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng kế hoạch lao động làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, các văn bản hướng dẫn thực hiện và Điều lệ của công ty; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện (đối với tổng công ty, công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thông qua báo cáo của người đại diện phần vốn của Công ty mẹ).

3. Thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật có liên quan và quy chế của công ty.

4. Quý IV hằng năm, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lao động làm cơ sở xây dựng kế hoạch lao động cho năm sau; trường hợp tuyển dụng vượt quá kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì phải giải quyết đầy đủ chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Xếp lương và phụ cấp lương

1. Đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Nghị định này là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp tiếp tục xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương và phụ cấp lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện xếp lương theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định này là công nhân, viên chức quốc phòng xếp lương, phụ cấp lương theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

4. Các đối tượng không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thì xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương do công ty xây dựng, quyết định theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

Điều 5. Quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội

1. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương) trong giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.

2. Tiền lương của người quản lý doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

3. Quỹ tiền lương thực hiện hằng năm của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương được giao ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo đảm mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân; trường hợp lợi nhuận thực hiện không bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải giảm trừ quỹ tiền lương thực hiện theo tỷ lệ (%) lợi nhuận không đạt so với điều kiện quy định.

4. Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất lao động thực hiện so với lợi nhuận và năng suất lao động thực hiện của năm trước liền kề, bao gồm: Thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao; Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá); ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; tăng hoặc giảm vốn nhà nước; Nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách hoặc yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty; thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với doanh nghiệp tái cơ cấu, xử lý và tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh so với quy định của pháp luật sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.

Đánh giá bài viết
1 194
Nghị định 121/2016/NĐ-CP thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm