Nâng chuẩn nghề nghiệp giáo viên không cần thiết phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Quy định mới về yêu cầu chứng chỉ tin học ngoại ngữ trong việc nâng chuẩn giáo viên

Nâng chuẩn nghề nghiệp giáo viên không cần thiết phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Đây là một trong những nhận định của Bộ trưởng Bộ giáo dục đưa ra tại phiên chất vấn ngày 7/11/2019.

Như vậy sắp tới đây về vấn đề tuyển dụng của giáo viên sẽ có nhiều điểm mới, đặc biệt là nâng hạng tiêu chuẩn nghề nghiệp có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là điều không cần thiết. Dưới đây là một số nội dung quan trọng về chính sách mới đối với giáo viên, mời các bạn cùng theo dõi.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trương Vĩnh Tân cho biết, giáo dục thực hiện 3 chỉ tiêu giảm biên chế, giảm số đơn vị trực thuộc và đảm bảo xã hội hóa thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 19, khi xây dựng Nghị quyết này, Bộ GDĐT cũng nhất trí cao về 3 chỉ tiêu này. Bộ trưởng Trương Vĩnh Tân nói thêm, 3 chỉ tiêu này tương đối khó làm.

Nói về biên chế giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết, hai Bộ đã có nhiều buổi làm việc về vấn đề này. Đối với giáo dục đào tạo có nhiều đặc thù, đội ngũ giáo viên đông, rất nhiều đặc thù về nghề nghiệp nên về biên chế giáo viên, những vướng mắc, giải pháp… tới đây, hai Bộ sẽ cùng nhau để có các giải pháp tham mưu cho chính phủ và cùng địa phương giải quyết các vấn đề còn đang vướng về biên chế.

Trước thông tin của Bộ trưởng Nội vụ rằng, sắp tới có nhiều đổi mới về tuyển dụng, đặc biệt là nâng hạng tiêu chuẩn nghề nghiệp có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Bộ trưởng Nhạ cho biết, "qua thực tiễn đối với giáo viên, viên chức giáo dục, có lẽ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết vì đã lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trong chuẩn giáo viên đã quy định. Việc này 2 bộ trưởng đã thống nhất về cơ bản."

Về sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có trường học, Bộ trưởng Nhạ cho biết, việc tinh giảm bộ máy, sắp xếp trường lớp, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn địa phương rà soát, sắp xếp các điểm trường lẻ, trường phổ thông có nhiều cấp học…

Mô hình này được hình thành có cơ sở, trong quá trình sáp nhập quy định chặt chẽ, hết sức nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn, quy định về điều kiện, kỹ thuật, mỗi cấp học có đặc trưng tâm sinh lý khác nhau nên khi sắp xếp có tính toán, đảm bảo chuyên môn sư phạm, khoa học. Giảm biên chế nhưng cán bộ lãnh đạo phải đủ điều kiện, giáo viên đủ điều kiện, cơ sở vật chất, các phòng học… đảm bảo, lớp học trong các trường liên cấp này không quá 45 em.

Theo Bộ trưởng, việc sắp xếp trên nhu cầu và điều kiện cụ thể, không phải thực hiện một cách cơ học, đảm bảo điều kiện cho việc dạy và học. Tới đây Bộ sẽ cùng các địa phương hướng dẫn, thực hiện việc sắp xếp các trường, đặc biệt các trường liên cấp đảm bảo các điều kiện thì lúc đó mới sáp nhập. Mục đích việc sáp nhập là đảm bảo chất lượng chứ không phải chỉ để giảm biên chế.

Trong quá trình thực hiện, các địa phương cũng nhất trí như vậy. Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, địa phương nào giao cho sở GDĐT làm đầu mối thực hiện thì tốt còn giao cho sở khác không có chuyên môn thì đôi khi vẫn làm cơ học.

Với việc tinh giản biên chế, tới đây, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các địa phương, cùng Bộ Nội vụ xây dựng Nghị quyết tham mưu Chính phủ về biên chế giáo viên đảm bảo hợp lý, có lộ trình giảm cán bộ quản lý, phục vụ không cần thiết; đối với giáo viên thì tăng nhưng cũng phải hợp lý chứ không phải tăng vô cùng, trên cơ sở đấy các địa phương sắp xếp, rà soát.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
2 8.393
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm