Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016

Tải về

Thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016

HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016 lái xe cần chú ý trong QCVN 41:2016/BGTVT về biển báo giao thông đường bộ được kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016 thay thế QCVN 41:2012/BGTVT kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT và QCVN 83:2015/BGTVT kèm theo Thông tư 27/2015/TT-BGTVT.

Theo nhận xét của nhiều chủ phương tiện trên các diễn đàn xã hội, điểm dễ nhận thấy nhất tại QCVN 41:2016 là các biển báo hiệu, biển báo cấm, biển hiệu lệnh... đã rõ ràng, dễ hiểu hơn rất nhiều theo hướng "nhìn biển thế nào đi thế nấy", không còn tình trạng phải "đoán mò" như trước. Trong đó, QCVN 41:2016 bổ sung rất nhiều biển cấm, biển báo như: Biển P.107a "Cấm xe ô tô khách", biển P.107b "Cấm xe ô tô taxi", biển P.127b "Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường", biển P.127d "Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép"... Một trong những điểm mới quan trọng trong QCVN 41:2016 là quy định đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian. Theo đó "trong trường hợp chuyển tiếp từ giá trị tốc độ lớn xuống giá trị tốc độ nhỏ mà sự chênh lệch giữa hai giá trị tốc độ này lớn thì nên đặt biển hạn chế tốc độ tối đa trung gian. Đoạn chuyển tiếp trung gian được quy định là không nhỏ hơn 250m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 120km/h xuống 100km/h; 200m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 100km/h xuống 80km/h; 150m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80km/h xuống 60km/h...".

Trên các diễn đàn xã hội, quy định này được nhiều chủ phương tiện đánh giá là "rất hay" do phù hợp tình hình thực tế khi tham gia giao thông, chấm dứt tình trạng đang bon bon trên đường ở tốc độ cao bỗng phanh "cháy đường" khi gặp biển hạn chế tốc độ đột ngột. Cũng tại QCVN 41:2016, lần đầu tiên có sự xuất hiện của biển số P.127a quy định "tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm". Theo quy định, biển này được "áp dụng cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.420 "đoạn đường qua khu đông dân cư"". Đây là quy định bám rất sát tình hình thực tế, bởi tâm lý đa số người điều khiển phương tiện thường hay chủ quan, đi quá tốc độ vào ban đêm khi đường vắng, dẫn đến nhiều vụ tai nạn xảy ra do thiếu quan sát, không làm chủ được tốc độ.

Tại Điểm 3.1, khái niệm đường cao tốc đã được làm rõ. Theo đó, "đường cao tốc là đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ...". Đây là bước tiến mới, chấm dứt tình trạng mô tô, xe gắn máy cũng bon bon đi vào đường cao tốc, gây nguy hiểm cho các phương tiện thời gian qua. Quy định cho phép đỗ xe "ghếch chân" trên vỉa hè cũng khiến không ít cánh tài xế, đặc biệt những người sống tại khu vực nội đô vui mừng. Nếu như trước đây, QCVN 41:2012 không quy định người điều khiển phương tiện được phép đỗ xe trên hè phố thì theo quy chuẩn mới, tại Điểm E.8a - Biển số 408a quy định rõ: "Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng, phải đặt biển số I.408a "Nơi đỗ xe một phần trên hè phố". Xe phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố". Theo nhận xét của các luật sư và người tham gia giao thông, quy định mới này đã "cởi trói" cho rất nhiều chủ phương tiện, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô tại khu vực nội đô, nơi "tấc đất tấc vàng", vốn đang thiếu nghiêm trọng diện tích dành cho giao thông tĩnh. Đồng thời, quy định này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng các phương tiện dừng, đỗ lấn chiếm lòng đường, gây cản trở giao thông.

Phụ lục E phần quy định ý nghĩa - sử dụng biển chỉ dẫn của QCVN 41:2016, mục b phần vạch 2:2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét được "áp dụng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch". Đây là điểm mới mà các chủ phương tiện cần lưu ý nếu không muốn "mất tiền oan" bởi trước đây các phương tiện được phép đè vạch đối với đường trên 60km/h thì nay không được lấn làn, không được đè vạch.

Một điểm mới của QCVN 41:2016/BGTVT khác với QCVN 41:2012 là đưa biển 412 (vẫn quen gọi là biển phân làn) từ nhóm biển chỉ dẫn (chỉ dẫn thông tin cần thiết...) sang nhóm biển hiệu lệnh (bắt buộc lái xe phải chấp hành), lái xe phải đi theo đúng làn đường phù hợp với loại phương tiện mà mình đang điều khiển.

Cụ thể hơn, một số thay đổi quan trọng cần biết khi lái xe để tránh vi phạm:

  • Đối với đường có các biển báo/hiệu lệnh/cấm (như phân làn, tốc độ, khu vực đông dân cư), nếu qua một ngã tư mà không có biển báo nhắc lại, thì mặc nhiên là biển đó đã hết hiệu lực. Và bạn được chạy với tốc độ ngoài khu vực đông dân cư mà không bị phạt.
  • Biển cấm rẽ trái không cấm quay đầu: Nếu gặp biển cấm rẽ trái như ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành, bạn vẫn có thể quay đầu tại ngay ngã tư.
  • Chính thức được vượt phải với đường có nhiều làn đường và làn bên phải không bị cấm loại xe đó. Tuy nhiên, đường có một làn thì không được vượt phải trừ một số quy định tại Luật GTĐB.
  • Trên đường phân làn đường, khi đến gần đoạn đường giao nhau, xe được chuyển làn để đi theo lộ trình mong muốn. CSGT không được phạt sai làn nếu bạn đứng sai ở ngã tư.
  • Vạch 2.2 - vạch trắng liền phân chia hai làn xe chạy cùng chiều: không được lấn làn, không được đè vạch (trước đây được phép đè với đường trên 60kmh.)
  • Xe bán tải được xem như xe con: Nếu trước đây chưa có quy định cụ thể về các trường hợp xử lý xe bán tải khi tham gia giao thông trong các tình huống như phân làn, đi giờ cấm hay không,...? Do đó dẫn đến sự tranh cãi vì nhiều người cho rằng xe bán tải phải xử lý tương tự xe tải do cùng mang biển số C,D. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng xe bán tải chỉ xử lý như xe con bởi số chỗ ngồi trên xe và tải trọng của xe...thì giờ đây, xe bán tải sẽ được coi là xe con trong các trường hợp quy định về hiệu lực của biển báo, biển chỉ dẫn, phân làn,.... Và xe bản tải không được xem như là xe con trong quy định niên hạn sử dụng hay đăng ký biển số.

Quy chuẩn 41:2016/BGTVT bổ sung thêm nhiều biển báo qua hình ảnh kèm theo trong Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ như sau:

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016-3

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016-4

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016-5

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016-6

Quy chuẩn 41 về Báo hiệu đường bộ

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016-8

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016-9

Một số thay đổi quan trọng trong Quy chuẩn 41/2016

Biển W.215a là biển báo đã được sử dụng từ lâu, còn biển W.215b và W.215c là biển báo mới được Bộ Giao thông Vận tải bổ sung, để báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu hoặc sông suối ở phía trước hoặc đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có những chỗ ngoặt nguy hiểm). Trong trường hợp đường đã có tường bảo vệ, hộ lan thì có thể sẽ không có biển này.

Biển W.215

Biển W.216b cũng là biển mới được bổ sung, đi kèm với biển W.216a đã vận hành từ lâu. Biển W.216b là biển báo "Đường ngầm có nguy cơ lũ quét", cảnh báo trong trường hợp đường ngầm thường xuyên có lũ quét. Khi cần thiết, có thể có biển phụ có chữ "" bên dưới biển này.

Biển W.216

Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành QCVN 41:2016/BGTVT về biển báo giao thông đường bộ được kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016 thay thế QCVN 41:2012/BGTVT kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT và QCVN 83:2015/BGTVT kèm theo Thông tư 27/2015/TT-BGTVT.

Đánh giá bài viết
1 10.099
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm