Miễn nhiệm là gì?
Miễn nhiệm là gì? Quy trình miễn nhiệm được thực hiện thế nào?
Quy định về miễn nhiệm cán bộ, công chức
1. Miễn nhiệm là gì?
Theo quy định tại điều 7 Luật Cán bộ, công chức (LCBCC) 2008: Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
=> Miễn nhiệm được áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, công chức khi các đối tượng này thôi giữ chức vụ hiệ tại khi chưa hết nhiệm kỳ
2. Miễn nhiệm cán bộ có phải là hình thức kỷ luật không?
Nhiều người cho rằng, miễn nhiệm là một trong các hình thức kỷ luật cán bộ, không chức do giảm sút uy tín, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, miễn nhiệm có đúng là hình thức kỷ luật cán bộ, công chức hay không? Mời bạn đọc tham khảo bài Miễn nhiệm cán bộ có phải là hình thức kỷ luật không? của Hoatieu.vn
3. Miễn nhiệm chủ tịch nước là gì?
Miễn nhiệm chủ tịch nước là việc một người thôi giữ chức vụ chủ tịch nước khi chưa hết nhiệm kỳ.
4. Quy trình miễn nhiệm
Cán bộ, công chức miễn nhiệm chức vụ trong các trường hợp sau theo quy định tại LCBCC và Nghị định 138/2020/NĐ-CP:
- Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
- Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý: (Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
- Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
- Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Theo Quyết định 260-QĐ/TW:
- Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác:
- Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác để đề xuất việc miễn nhiệm.
- Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng.
- Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
- Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên
- Cơ quan tham mưu của cấp trên có thẩm quyền đề xuất việc miễn nhiệm.
- Theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, đồng thời xin ý kiến của các cơ quan có liên quan;
- Sau khi trao đổi với cấp ủy đảng nơi cán bộ đang công tác, tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác thảo luận, có ý kiến bằng văn bản trình cấp trên.
- Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình với cấp có thẩm quyền.
- Cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Hồ sơ xem xét miễn nhiệm:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
- Các văn bản có liên quan khi xem xét miễn nhiệm (quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến cán bộ).
- Tóm tắt lý lịch của cán bộ.
- Bản nhận xét, đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ, thời hạn giữ chức vụ.
5. Quy trình miễn nhiệm chủ tịch quốc hội
Theo quy định tại điều 53 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, trách nhiệm đề nghị miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội
Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội => Việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội quyết định theo quy định tại điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội 2014
=> Khi miễn nhiệm Chủ tịch quốc hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có tờ trình đề nghị miễn nhiệm trình Quốc hội
Ví dụ: Quy trình miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Người được miễn nhiệm phát biểu ý kiến (nếu có).
Sau khi nghe Tờ trình, Quốc hội tiến hành thảo luận ở đoàn về nội dung này về miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
6. Miễn nhiệm Chủ tịch nước
Chủ tịch nước cũng là chức danh được Quốc hội bầu theo danh sách đề cử chức vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
=> Việc miễn nhiệm chủ tịch nước sẽ do ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét tương tự như quy trình miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội tại mục 5 bài này
Trên đây Hoatieu đã trả lời câu hỏi Miễn nhiệm là gì? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?
- Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
- Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
- Làm căn cước công dân online
- Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
- Tra cứu phạt nguội
- Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Câu hỏi thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng 2025
-
Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức các đối tượng
-
Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
-
Tên viết tắt các cơ quan, tổ chức trong ngành Công an 2025
-
Mục lục ngân sách nhà nước mới 2025
-
Liệt sĩ hay Liệt sỹ, từ nào đúng chính tả?
-
Hướng phấn đấu của bản thân khi đứng vào hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2025
-
Lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên toàn quốc
-
Ký hiệu biển số xe ô tô, mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài 2025
-
6 Cách tra cứu số CCCD 2024 online
-
Số hiệu trên bảng tên công an
-
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)
Bài viết hay Hành chính
Khi điều khiển xe chạy trên đường người lái xe cần mang theo các loại giấy tờ nào?
06 Lỗi bị đình chỉ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2025?
Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm 2025
Hướng phấn đấu của bản thân để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 2025
Luật an ninh mạng nghiêm cấm những hành vi nào?
Thủ tục đăng ký khai tử mới nhất