Mang bầu khi ly hôn sẽ được những quyền lợi gì?

Trong hôn nhân, không khó để xảy ra cãi vã và xích mích và dẫn đến bất đồng quan điểm, nặng hơn là ly hôn. Vậy, khi đang mang thai có nên ly hôn, ly hôn thì người phụ nữ được gì? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn: Mang bầu khi ly hôn sẽ được những quyền lợi gì?

1. Có nên ly hôn khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, người vợ vô cùng vất vả và trải qua rất nhiều căng thẳng. Từ việc tâm sinh lý thay đổi, ăn uống khó khăn, nếu không nhận được sự quan tâm từ người chồng thì rất dễ dẫn đến stress và nhiều người trầm cảm là điều chúng ta thường thấy phổ biến.

Vậy trong khi mang thai, có nên ly hôn hay không? Câu trả lời của tôi là nếu bạn muốn thì hãy làm. Thứ nhất, là bởi nếu ly hôn khi mang thai, bạn sẽ phải đối mặt rất nhiều rủi ro, cơm áo gạo tiền, bị hàng xóm họ hàng bàn tán. Thứ hai, nếu bạn không ly hôn, bạn cam chịu cảnh chồng ngoại tình, không quan tâm mình, bạn trầm cảm, đời sống hôn nhân còn khổ hơn bộn bề.

Do đó, nên ly hôn hay không khi đang mang thai không phải là câu hỏi mà người khác có thể trả lười thay bạn. Nếu cảm thấy mình đủ kinh tế và tự tin một mình nuôi con, hãy ly hôn. Còn không, bạn nên tìm cách tâm sự và giữ chồng.

2. Mang bầu khi ly hôn sẽ được những quyền lợi gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, khi ly hôn, con dưới 36 tháng người mẹ được trực tiếp nuôi con, nếu sau đó chứng minh mình đủ điều kiện kinh tế và không gian sống, phát triển cho con thì được giành quyền nuôi con.

Bên cạnh đó, người chồng vẫn phải chu cấp cho con sau khi ly hôn theo đúng quy định pháp luật. Nếu bạn có căn cứ chứng minh người chồng ngoại tình thì có thể thực hiện các biện pháp giao nộp chứng cứ cho Tòa để Tòa án ưu tiên quyền lợi về tài sản cho bạn nếu như ly hôn cần chia tài sản.

mang bầu ly hôn sẽ được những quyền lợi gì?

3. Thủ tục ly hôn khi đang mang thai

Trường hợp thuận tình ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn xin ly hôn thuận tình;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng (hai vợ chồng có thể thỏa thuận Tòa án nộp hồ sơ).

Bước 3: Nộp tạm ứng lệ phí và Tòa án sẽ xem xét việc thụ lý đơn xin thuận tình ly hôn.

Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Lúc này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải.

Bước 5: Ra quyết định

  • Nếu hòa giải thành, vợ chồng đoàn tụ thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn;
  • Nếu hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Vợ đơn phương yêu cầu ly hôn

Để được Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn, ngoài những giấy tờ trong trường hợp thuận tình ly hôn, người vợ cần phải chuẩn bị:

  • Đơn xin ly hôn (theo mẫu trong trường hợp đơn phương);
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu ly hôn đơn phương: Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ của mình với gia đình…

Khác với thuận tình ly hôn, trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi người chồng cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Trong trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và kết quả được nêu tại bản án.

4. Mẫu đơn ly hôn khi đang mang thai

Mẫu đơn bạn phải lấy theo mẫu chuẩn của Tòa án tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP) như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v: Ly hôn)

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..

Người khởi kiện:............................................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)

Người bị kiện:................................................................................................

Địa chỉ.............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):.........................................

Địa chỉ.............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)

Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn:

1.Về quan hệ hôn nhân: (2) ....................................................................................

2. Về con chung: (3) ...............................................................................................

3 – Về tài sản : (4) ..................................................................................................

4 –Về công nợ: (5) ..................................................................................................

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

4. Đăng ký kết hôn

5. Một số giấy tờ khác có liên quan

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) ...............................................................................................................

Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

NGƯỜI KHỞI KIỆN

5. Vợ đang mang thai có được ly hôn?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quy định như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

...........

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, khi vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng hoàn toàn không được phép ly hôn.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thủ tục ly hôn thuận tình, Quyền lợi của người vợ khi ly hôn từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
13 321
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm