Ly thân là gì?
Ly thân là gì? Ly thân có gì giống và khác ly hôn. Thủ tục giải quyết ly thân được quy định như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của HoaTieu.vn để nắm rõ hơn về vấn đề ly thân.
Thủ tục ly thân
1. Ly thân là gì?
Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào lý giải thế nào là ly thân.
Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản, việc ly thân giữa hai vợ chồng mô tả quan hệ vợ chồng theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với nhau. Có thể là không còn sống chung hoặc còn sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng, tức không có những sinh hoạt chung, không giao tiếp với nhau hay không có quan hệ tình dục,…
Biện pháp này thường nhằm mục đích để các cặp vợ chồng có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại, từ đó có thể giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu việc vợ chồng nóng giận, thiếu suy nghĩ dẫn đến việc có quyết định ly hôn vội vã gây hối hận về sau.
Ngược lại, nhiều trường hợp lại trở nên tiêu cực do tâm lý muốn tạo sự ràng buộc cho bên kia cảm thấy phải ăn năn, hối hận không muốn giải thoát cho đối phương hoặc lợi dụng việc không chung sống với nhau để có thể tiến hành ly hôn một cách dễ dàng hơn, từ đó có thể nhanh chóng tiếp tục một cuộc tình mới.
2. Hậu quả pháp lý của việc ly thân
Nhìn chung, hậu quả pháp lý của việc ly thân về bản chất hoàn toàn khác so với hậu quả pháp lý của ly hôn bởi pháp luật hiện nay không thừa nhận vấn đề ly thân. Do đó, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giống như ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung.
Chính vì thế, dù không chung sống với nhau trong khoảng thời gian bao lâu thì xét về mặt pháp luật đó vẫn là quan hệ hôn nhân chính thức được pháp luật thừa nhận, do đó chẳng thể xác định cụ thể thời gian ly thân bao lâu thì được ly hôn bởi ly thân không phải là căn cứ ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nó có thể được xem xét như là cơ sở cho thấy vợ chồng có những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn, không thể tiếp tục chung sống.
Do đó, trong thời gian mà vợ chồng không sống chung với nhau, mọi quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến các vấn đề tài sản chung, con chung,… vẫn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và các quy định khác có liên quan. Khi đó mà vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung, giải quyết vấn đề người trực tiếp nuôi con chung hay cấp dưỡng cho con thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Trường hợp hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Ly thân có giống ly hôn không?
Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung,… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:
Điểm giống nhau:
Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.
Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.
Điểm khác nhau:
Về mặt nhân thân: Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,…
Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung mà trước đó không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.
4. Thủ tục ly thân thực hiện thế nào?
Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một văn bản thỏa thuận ly thân chỉ có giá trị pháp lý khi cả 2 vợ chồng đồng ý và ký tên. Tùy từng trường hợp cụ thể mà nội dung thỏa thuận có thể khác nhau, có thể thỏa thuận về các vấn đề về quyền nuôi con, chia tài sản, việc cấp dưỡng…Các vấn đề mà vợ chồng có thể đưa vào thỏa thuận ly thân bao gồm:
- Tiền cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
- Tiền cấp dưỡng con cái: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
- Quyền nuôi con: vợ hoặc chồng thỏa thuận để một bên nuôi dưỡng, chăm sóc chon trong thời gian này
- Quyền thăm nom: thời gian, số lần thăm…
- Thỏa thuận về tài sản cá nhân
- Thỏa thuận về các tài sản chung: do ai trực tiếp sử dụng, bảo quản…
- Thỏa thuận về người chi trả thuế vụ
- Thỏa thuận về việc trả nợ chung
- Trách nhiệm của từng bên khi trong thời gian ly thân một bên phát sinh nợ
- Thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng có được hay không được phép đến nơi làm việc, chỗ ở của nhau
- Các thỏa thuận khác…
Để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo tính chắc chắn khi lập văn bản thỏa thuận này, vợ chồng có thể nhờ người làm chứng hoặc công chứng, chứng thực chữ ký.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rằng, ly thân chưa được quy định trong bất cứ chế định pháp luật nào nên thủ tục thỏa thuận này không cần cơ quan nhà nước nào xác nhận. Chính điều này cũng dẫn đến nhiều trường hợp một trong các bên sau khi ký thỏa thuận lại không thực hiện hoặc hoàn toàn phủ nhận các nội dung đã thỏa thuận khi phát sinh tranh chấp sau này. Thời gian ly thân có thể rất ngắn hoặc kéo dài thậm chí là 5, 10 năm. Bạn không thể chắc chắn được rằng trong thời gian ly thân, một bên chồng/ vợ có phát sinh trách nhiệm pháp lý với bên thứ 3 nào khác hay không (chẳng hạn như vay nợ). Và như đã phân tích ở trên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, do đó bạn vẫn có thể phải chịu trách nhiệm cùng với chồng/ vợ của bạn đối với bên thứ 3 nếu không đưa ra được các chứng cứ nhằm loại trừ trách nhiệm của bạn.
Vì vậy, việc lập văn bản thỏa thuận trong thời gian sống ly thân là điều vô cùng cần thiết. Nếu không thể hoàn toàn tin tưởng và có khả năng làm lập văn bản thỏa thuận ly thân rõ ràng, chi tiết, bạn cần sự tư vấn từ những người có hiểu biết và kinh nghiệm hơn trong những trường hợp như thế này mà không ai khác chính là các luật sư tư vấn. Việc lập một văn bản thỏa thuận ly thân có sự xác nhận của một tổ chức hành nghề luật hoặc trước sự chứng kiến của một luật sư ít nhiều cũng sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận của cả hai bên vợ và chồng.
Luật sư sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên chính xác, các thủ tục, cách làm một bản thỏa thuận đảm bảo quyền lợi cho bạn và sẽ giúp bạn khi có những vấn đề pháp lý nảy sinh từ thỏa thuận ly thân này hoặc khi có nhu cầu ly hôn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Bảng giá đất tỉnh Thanh Hóa 2024 (mới nhất)
-
Bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
-
Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm?
-
Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá có bị phạt không?
-
7 Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt năm 2024
-
Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất 2024
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 2024 thế nào?
-
Lỗi không thắt dây an toàn 2023 phạt bao nhiêu?
-
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm tiểu học 2024
-
Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công