Lập bãi trông giữ xe có phải đăng ký kinh doanh không?

Mở bãi trông giữ xe có cần đăng ký kinh doanh không năm 2024? Hiện nay, nhu cầu được trông xe tại các tuyến phố ngày càng gia tăng, kéo theo dịch vụ mở các bãi đỗ xe, trông giữ xe rất phát triển. Tuy nhiên, hoạt động mở bãi đỗ trông giữ xe có phải là hoạt động kinh doanh hay không? Lập bãi trông giữ xe, đặc biệt vào dịp lễ Tết có cần đăng ký kinh doanh không? Làm sao để mở dịch vụ trông xe đúng pháp luật? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để tìm hiểu nội dung chi tiết.

1. Trông giữ xe có phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP định nghĩa cá nhân hoạt động thương mại như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

=> Như vậy, từ điểm đ Khoản 1 Điều 3 nêu trên, cá nhân mở dịch vụ trông giữ xe có hoặc không có địa điểm cố định không phải đối tượng cần đăng ký kinh doanh => Trông giữ xe không cần phải đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, theo Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, Bộ Giao thông Vận tải có quy định về bãi giữ xe như sau:

1. Yêu cầu đối với bãi đỗ xe

a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;

b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.

2. Nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe

a) Dịch vụ trông giữ phương tiện;

b) Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;

c) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe

a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;

b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;

c) Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;

d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;

e) Thu tiền trông giữ phương tiện;

g) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;

h) Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.

4. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ phương tiện hoặc người lái xe tại bãi đỗ xe

a) Chấp hành nội quy và sự hướng dẫn của nhân viên điều hành bãi đỗ xe;

b) Có quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại bãi đỗ xe;

c) Có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm của bãi đỗ xe.

5. Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, quản lý hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn.

=> Như vậy, mặc dù trông giữ xe không được liệt kê là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không cần phải đăng ký kinh doanh, nhưng việc vận hành và quản lý yêu cầu phải bảo đảm về an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy.

Ngoài ra, nếu cá nhân, tổ chức muốn mở thêm các dịch vụ khác ngoài dịch vụ trông giữ xe như: lập bãi giữ xe lớn, cho thuê xe, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng xe... thì cần phải đăng ký kinh doanh.

2. Lập bãi trông giữ xe dịp Tết có cần đăng ký kinh doanh không?

Ở các thành phố lớn, việc tìm được một nơi trông giữ xe đúng quy định pháp luật khi đi chơi hoặc có công việc tại các tuyến phố nhỏ hẹp, trong khi điểm đến của mình không có bãi đỗ xe riêng không khó. Có nhiều điểm trông giữ xe trên vỉa hè sẵn sàng phục vụ người dân có nhu cầu, kể cả trong dịp lễ Tết đông người. Tuy nhiên, việc mở bãi trông giữ xe này có đúng quy định của pháp luật không? Cá nhân, tổ chức có nhu cầu lập bãi, mở dịch vụ trông giữ xe có phải đăng ký kinh doanh hay không?

Như đã phân tích ở trên, hoạt động dịch vụ trông giữ xe nhỏ lẻ là ngành nghề kinh doanh độc lập, nhỏ lẻ nên không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên nếu cá nhân, tổ chức lập bãi trông giữ xe, lập bãi trông xe vào dịp Tết thì phải đăng ký kinh doanh.

Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

=> Vậy, việc lập bãi trông giữ xe phải đăng ký kinh doanh.

Trong dịp Tết nguyên đán, nhiều gia đình, cá nhân tự phát dùng sân nhà, vỉa hè nhà mình mở bãi trông giữ xe, thu tiền của người dân cần trông xe để du xuân, xem pháo hoa là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt do không thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định.

3. Điều kiện kinh doanh bãi giữ xe

Kinh doanh bãi đỗ xe được coi là hoạt động tự chủ, độc lập, thương mại bình thường nên không cần phải đăng ký kinh doanh. Nhưng chủ bãi giữ xe phải tuân thủ các quy định về bãi đậu xe căn cứ theo Khoản 3 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:

3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe

a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;

b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;

c) Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;

d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;

e) Thu tiền trông giữ phương tiện;

g) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;

h) Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.

4. Mức xử phạt khi tự ý lập bãi giữ xe trái phép

Việc tự ý lập bãi giữ xe khi không đăng ký kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật. 

Tại Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về việc lập bãi giữ xe trái phép như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định;

b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

=> Như vậy, cá nhân tự ý lập bãi giữ xe có thể bị xử phạt hành chính từ 15 đến 20 triệu đồng; với tổ chức, mức phạt này tăng gấp đôi, từ 30 đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân còn bị buộc phải tháo dỡ bãi giữ xe trái phép, khôi phục lại cảnh quan ban đầu do chiếm dụng khu vực chung làm bãi giữ xe.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 57
0 Bình luận
Sắp xếp theo