Kế hoạch 1630/KH-BCT Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 2016

Kế hoạch 1630/KH-BCT Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 2016

Kế hoạch 1630/KH-BCT công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 do Bộ Công thương ban hành ngày 26/02/2016 với mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.

Thông tư hỗ trợ phòng, chống buôn lậu thuốc lá số 19/2015/TT-BTC

Nghị quyết đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại số 41/NQ-CP

Nghị định 124/2015/NĐ-CP xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại, sản xuất hàng giả, hàng cấm

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1630/KH-BCTHà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2016

KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ NĂM 2016

Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-BCĐ389 ngày 26 tháng 01 năm 2016 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

b) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.

2. Yêu cầu

a) Các cơ quan, đơn vị và công chức thuộc ngành Công Thương phải quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm; tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

c) Nắm vững tình hình tại các địa bàn, tuyến trọng điểm, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ có hiệu quả, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

d) Triển khai các kế hoạch chuyên đề, trọng tâm vào các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng hóa ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, các loại hàng hóa nhập khẩu, hàng có thuế suất cao, hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt là tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá; Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ; Công điện số 90/CĐ-BCĐ ngày 13 tháng 7 năm 2015 về việc phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Công điện số 05/CĐ-BCĐ389 ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định số 76/QĐ-BCT ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Bộ Công Thương về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

2.1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, giám sát, đôn đốc lực lượng Quản lý thị trường xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, tập trung vào các nội dung sau:

a) Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương.

b) Yêu cầu đối với các Kế hoạch chuyên đề:

- Đảm bảo bám sát diễn biến tình hình thực tế, xác định rõ tuyến, địa bàn, lĩnh vực, phương thức thủ đoạn hoạt động, đối tượng trọng điểm và nhóm các mặt hàng cần tập trung kiểm soát; phân công, giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho các đơn vị trực tiếp quản lý địa bàn, đảm bảo tăng các cuộc thanh tra, kiểm tra, tăng số vụ phát hiện, bắt giữ, xử lý hành chính, tịch thu tang vật đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả tại các địa bàn, tuyến trọng điểm.

- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ; huy động các lực lượng, đơn vị cùng đấu tranh trên cơ sở phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo thế trận hiệp đồng liên hoàn, khép kín, hiệu quả giữa các lực lượng ở biên giới cửa khẩu và nội địa.

- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng hóa, các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... trên thị trường nội địa.

c) Về mặt hàng: chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động lớn đến kinh tế - xã hội, đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm hàng cấm (vật liệu nổ, pháo, tài liệu phản động, động vật, thực vật hoang dã, vàng, ngoại tệ, máy móc thiết bị đã qua sử dụng); các mặt hàng có thuế suất cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế (thuốc lá, rượu, xăng, dầu, than, quặng); các mặt hàng tiêu dùng là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường (thực phẩm, tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất cấm trong chế biến thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hóa chất và các loại chất cấm trong thức ăn chăn nuôi...).

d) Về địa bàn: tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, tuyến đường từ khu vực biên giới phía Bắc về Hà Nội và các tỉnh lân cận; từ khu vực biên giới Tây Nam về TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; từ các khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa, đường hàng không, đường biển... nhất là các địa bàn trọng điểm tại các địa phương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, An Giang... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại.

Đánh giá bài viết
1 236
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo