Hỏi đáp tình huống về lập và trình bày báo cáo tài chính
Hỏi đáp tình huống về lập và trình bày báo cáo tài chính
Lập và trình bày báo cáo tài chính là việc không đơn giản, trong quá trình lập và trình bày báo cáo có rất nhiều khó khăn cũng như còn nhiều điều mà chúng ta không hiểu, để thuận tiện hơn trong quá trình lập và trình bày báo cáo thì HoaTieu.vn xin gửi tới các bạn một số thông tin về việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo các thông tư, mời các bạn tham khảo chi tiết tại đây.
Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt xây dựng công trình
Hỏi và Đáp một số tình huống về lập và trình bày báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC, Thông tư 53/2016/TT-BTC
Câu hỏi 1: Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?
Trả lời: Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngăn hạn thành tương đương tiền
Câu hỏi 2: Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?
Trả lời: Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
Câu hỏi 3: Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Điều này có phù hợp không?
Trả lời: Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các TK, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các TK tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
Câu hỏi 4: Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?
Trả lời: Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản
Câu hỏi 5: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu "Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?
Trả lời: Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm:
– Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND;
– Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;
– Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.
Câu hỏi 6: Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK 242 để phân bổ dần không?
Trả lời: Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.
Lưu ý một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên BCĐKT thì phải phân bổ trực tiếp từ TK 413 sang TK 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Hỏi đáp tình huống về lập và trình bày báo cáo tài chính
73 KB 17/08/2016 10:09:00 SATải Hỏi đáp tình huống về lập và trình bày báo cáo tài chính định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
-
Bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
-
Bảng giá đất tỉnh Vĩnh Phúc 2024 (mới nhất)
-
Các trường hợp người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương 2024
-
Danh mục hung khí nguy hiểm 2024
-
Xét nghiệm ma túy hết bao nhiêu tiền 2024?
-
Mức thuế trước bạ xe máy mới nhất 2024
-
Gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu 2024?
-
Lỗi Phù hiệu hết hạn phạt bao nhiêu tiền năm 2024?
-
Thủ tục đổi thẻ BHYT 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27