Hồ sơ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật

Tải về

Quy định trợ cấp đối với người khuyết tật

Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật được quy định theo Luật Người khuyết tậtNghị định số 28/2012 ngày 10/4/2012 của Chính phủ. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về bài viết dưới đây.

Hỏi:

Xin chào! Tôi muốn tư vấn về hồ sơ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật. Chồng tôi năm nay 62 tuổi. Chồng tôi bị tai biến dẫn tới không nói được và không đi lại được. Tôi nghe nói có trợ cấp cho người khuyết tật. Vậy chồng tôi có được hưởng trợ cấp không? Hồ sơ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật gồm những giấy tờ nào và nộp tại đâu? Mong công ty vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hồ sơ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật

Trả lời:

I. Về điều kiện xác nhận là người khuyết tật:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

“Điều 2. Dạng tật

1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.”

Như vậy, người bị khuyết tật vận động sẽ bị giảm hoặc mất chức năng các chi, dẫn tới hạn chế vận động, di chuyển. Người bị khuyết tật nghe nói là giảm hoặc mất chức năng dẫn tới hạn chế giao tiếp. Trong trường hợp của bạn, chồng bạn bị tai biến dẫn tới không thể đi lại và nói chuyện. Do đó chồng bạn thuộc đối tượng bị khuyết tật vận động và khuyết tật nghe nói.

II. Về hưởng trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010:

“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.”

Và theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

“Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật

3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.”

Như vậy, người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bị khuyết tật nặng; suy giảm từ 61% đến 80% khả năng lao động;
  • Bị khuyết tật đặc biệt nặng; suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên.

Theo thông tin bạn cung cấp: Chồng bạn bị khuyết tật vận động và khuyết tật nghe nói. Chồng bạn muốn được hưởng trợ cấp hàng tháng thì cần làm hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động và được xác nhận suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên.

III. Về hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

“Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:

a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

c) Bản sao Sổ hộ khẩu;

d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Như vậy, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp cho đối tượng người khuyết tật gồm:

  • Tờ khai thông tin của người khuyết tật;
  • Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
  • Bản sao Sổ hộ khẩu;
  • Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

IV. Về nơi nộp hồ sơ:

Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

“Điều 21. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định như sau:

a) Để được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;”

Như vậy bạn cần nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú.

Kết luận:

Tóm lại, trong trường hợp của bạn: chồng bạn bị khuyết tật vận động và khuyết tật nghe, nói. Nếu chồng bạn bị suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Đánh giá bài viết
1 311
Hồ sơ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm