Hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?

Hành vi xúi giục kích động lôi kéo người khác uống rượu bia bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu bia năm 2024 ra sao? Mời bạn đọc đón xem chi tiết nội dung trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông đã biết đến mức xử phạt hành chính đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CPNghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, chưa nhiều người biết đến mức xử phạt hành chính đối với các hành vi bị dư luận lên án như xúi giục, kích động hay lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia đã được luật hóa như thế nào. Vậy hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật không?

Hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật không?
Hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia có bị xử phạt không?

1. Hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật không?

Hành vi lôi kéo, cưỡng ép, xúi giục người khác uống rượu bia là hành vi thiếu hiểu biết, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp người uống rượu bia gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi lôi kéo, kích động, ép buộc uống rượu bia cũng phải chịu trách nhiệm liên quan. Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia cụ thể như sau:

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định."

=> Như vậy, chúng ta đã thấy rõ, hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện, đặc biệt là hành vi với người dưới 18 tuổi.

2. Hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, người khác uống rượu bia bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Quy định pháp luật đã có chế tài xử phạt cụ thể đối với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, người khác uống rượu bia. Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

"Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

b) Ép buộc người khác uống rượu bia."

Đây là mức phạt áp dụng cho cá nhân, đối với tổ chức vi phạm, mức phạt tăng gấp đôi.

Bên cạnh đó, Điều 114 Nghị định 117/2020 cũng quy định cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính.

=> Điều này nghĩa là, người bị ép uống rượu phải thực hiện việc tố giác người vi phạm và chứng minh được bản thân bị cưỡng ép sử dụng rượu, bia bằng cách đưa ra hình ảnh, bằng ghi âm hay video ghi lại hành động, lời nói thể hiện bị người khác ép uống rượu, bia hoặc có người làm chứng về việc này. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở đánh giá và xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, về cơ bản, để chấm dứt tình trạng ép nhau uống rượu bia, mọi người cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng, không cả nể. Trước tiên là phải bảo vệ sự an toàn, tính mạng của bản thân và người xung quanh, có ý thức đã uống rượu bia thì không lái xe tham gia giao thông.

Nội dung Mức phạt hành chính đối với hành vi xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu bia năm 2024 trên đây là phần giải đáp, tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1 42
0 Bình luận
Sắp xếp theo