Dương tính doping là gì?

Dương tính doping là gì? Doping có phải là chất ma túy không? Trước các thông tin một số vận động viên của đội tuyển điền kinh Việt Nam dính doping khiến rất nhiều người hâm mộ quan tâm tìm hiểu thông tin xem doping là gì, doping có tác dụng gì hay doping có trong thực phẩm nào. Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin tìm hiểu về doping trong nội dung dưới đây của Hoatieu.

Doping là gì?

1. Doping là gì?

Doping là tên gọi chung của tất cả các chất kích thích bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Hiện nay, Doping có 3 dạng phổ biến là:

Doping máu: là việc vận động viên sử dụng các chất kích thích như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) nhằm tăng cường vận chuyển oxy qua qua hồng cầu và đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu. Từ đó giúp tăng cường sức mạnh và tốc độ của cơ bắp.

Doping cơ: là quá trình sử dụng các chất kích thích tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh của cơ bắp như Hormone peptip, EPO, Trimetazidine.

Doping thần kinh: là việc sử dụng những chất kích thích tác dụng ngăn chặn điều khiển và phản hồi của nơ-ron thần kinh cơ bắp đến não vì vậy hệ cơ bắp không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.

2. Dính Doping là gì?

Trước mỗi trận đấu, các vận động việc sẽ phải trải qua các cuộc kiểm tra doping. Nếu dương tính với doping các vận động viên sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo quy định.

Vì thế, hầu hết các tổ chức thể thao quốc tế cấm các vận động viên sử dụng doping trong thi đấu và có nhiều biện pháp nghiêm khắc để hạn chế, loại bỏ hành vi này. Có thể kể đến một số tổ chức thể thao cấm tuyệt đối vận động viên sử dụng doping như Ủy ban Olympics quốc tế, FIFA,...

3. Doping có tác dụng gì?

Doping là chất kích thích và có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể ngay cả trong trạng thái mệt mỏi nhất. Doping đều là những chất có khả năng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu để tăng cường khối lượng máu chảy về tim.

Việc sử dụng Doping là một trong những biện pháp tinh vi để tăng lượng hồng cầu trong máu. Do tế bào hồng cầu chứa oxy để cung cấp cho máu, giúp máu lưu thông tớt hơn. Vì vậy, khi tăng lượng hồng cầu vào máu sẽ giúp cơ thể hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng chịu đựng mệt mỏi, đau đớn một cách phi thường.

4. Doping có phải là chất ma túy không?

Doping là tên gọi chung của các chất kích thích cơ thể. Có 4 dạng doping phổ biến là:

Chất kích thích: amineptin, amiphenazole, amphetamines, bromantan, caffeine... và các đồng đẳng. Nhóm chất này có nguồn gốc từ những thành phần trong dược phẩm trị cảm cúm phổ thông. Tác dụng làm kích thích, mất cảm giác mệt mỏi, tăng phản xạ tủy và tăng hoạt động của cơ. Tuy nhiên sau khi được kích thích thì cơ thể thường mệt mỏi hơn, dễ bị ngộ độc và tử vong.

Chất giảm đau gây nghiện: morphin, buprenorphine, methadone, pethidine, diamorphine (heroin)... và các đồng đẳng. Là thuốc có nguồn gốc từ ma tuý như morphin, methadon, pethidin, codein, dextropro- poxyphen… Khi xét nghiệm nước tiểu vận động viên có các chất thuộc nhóm này thì không chỉ quy là doping mà còn đồng nghĩa với sử dụng ma túy.

Chất tăng đồng hoá: nandrolone, clostebol, metandienone, stanozolol... và các đồng đẳng. Bản chất đây là chất dẫn của hormone sinh dục nam testosteron để làm gia tăng đồng hóa chất đạm, tăng thể tích và sức mạnh của cơ bắp vận động viên.

Chất lợi tiểu: bumetanide, acetazolamide, chlortalidone, etarynic acid... và các đồng đẳng. Gồm có: Furosemid, hydroclorothiazid, spironolacton, amilorid, triamteren, clortalidon… Các thuốc này cũng giúp cho vận động viên cải thiện tình trạng tim mạch đáng kể nhưng lại bất hợp pháp trong thi đấu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 275
0 Bình luận
Sắp xếp theo