Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không? Trong thời kỳ kinh tế hiện nay không còn xa lạ với việc dùng tiết tiết kiệm của mình để sinh lời cũng như sử dụng các dịch vụ tín dụng một cách phổ biến. Chứng chỉ tiền gửi là một trong những chứng chỉ xác nhận của công ty tín dụng liên quan đến lĩnh vực tiền gửi. Vậy chứng chỉ này có an toàn không? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Theo quy định tại điều 5 của Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về khái niệm chứng chỉ tiền gửi là:
Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Dễ hiểu hơn thì việc mình mua chứng chỉ tiền gửi là việc mua một chứng chỉ được cơ quan tín dụng xác nhận giá trị của chúng, khi hết thời hạn của chứng chỉ đó thì cơ quan tín dụng phải hoàn trả số tiền của người mua bao gồm cả lãi và các điều kiện khác.
Vì vậy chứng chỉ tiền gửi thực chất giống như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu mà các cơ quan tín dụng phát hành.
3. Chứng chỉ tiền gửi tiếng Anh là gì?
Chứng chỉ tiền gửi tiếng Anh là Certificate of deposit
4. Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi
Căn cứ vào điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định cụ thể về nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên tổ chức phát hành;
b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
h) Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
i) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Vì thế khi phát hành chứng chỉ tiền gửi thì các đơn vị tín dụng phải đáp ứng đầy đủ những nguyên tắc trên thì việc phát hành mới được coi là hợp lệ.
5. Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
Để trả lời cho câu hỏi này thì cần xem xét các yếu tố liên quan đến lĩnh vực chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ tiền gửi có ưu điểm, nhược điểm gì cần biết để xem xét độ an toàn của chúng?
Ưu điểm:
- Cả gốc và lãi đều được đảm bảo trong toàn bộ thời gian gửi tiền;
- Có lãi xuất cao hơn những hình thức tiết kiệm cùng kỳ hạn;
- Người mua có thể cầm cố, chuyển nhượng linh hoạt;
Nhược điểm:
- Không được phép thanh toán trước hạn;
- Tính thanh khoản không cao;
- Lãi xuất thấp nếu đầu tư dài hạn.
Tuy nhiên so với Sổ tiết kiệm thông thường thì Chứng chỉ tiền gửi lại lộ ra khuyết điểm lớn là tính thanh khoản không cao, nghĩa là khi tham gia Chứng chỉ tiền gửi thì bạn không được phép rút tiền trước hạn còn với Sổ tiết kiệm thì có thể rút trước hạn nhưng chịu lãi xuất rất thấp.
Như vậy xét về mặt lãi xuất, thời hạn, mức độ linh hoạt thì chứng chỉ tiền gửi sẽ tốt hơn các hình thức gửi Sổ tiết kiệm thông thường. Nhưng về mức độ thanh khoản thì dòng tiền khi đưa vào Chứng chỉ tiền gửi sẽ thanh toán chậm hơn và không được rút trước hạn.
Vì lý do đó người tham gia các hoạt động tín dụng cần xem xét các yếu tố khách quan, chủ quan liên quan ảnh hưởng đến việc gửi tiền của bản thân cũng như hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định gửi tiền tốt nhất.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi có an toàn không? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong Hỏi đáp pháp luật dưới đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Vợ có được chia quỹ đen của chồng khi ly hôn?
Danh mục bệnh được miễn, không phải nghĩa vụ quân sự 2024
Con ngoài giá thú 2024 có được chia tài sản, hưởng thừa kế không?
Nghĩa vụ công an có bắt buộc không 2024?
Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?