Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác dân vận quan trọng như thế nào 2024?

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác dân vận quan trọng như thế nào 2024? Công tác Dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta, cả trong thời kỳ chưa có chính quyền lẫn thời kỳ Đảng cầm quyền. Vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác dân vận quan trọng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin và giải đáp về vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo cùng HoaTieu.vn.

Công tác Dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta.
Công tác Dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta.

1. Công tác dân vận là gì?

Bác Hồ từng giải thích: "Dân vận là động viên tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho".

Bác chỉ ra các bước làm công tác dân vận, đó là: Tìm mọi cách giải thích để dân hiểu rõ; phải bàn bạc, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; khi thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích; khi thi hành xong cùng dân rút kinh nghiệm...

2. Mục đích của công tác dân vận

Trong mỗi giai đoạn, công tác dân vận có nội dung, phương thức khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của Đảng, đất nước và dân tộc.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác dân vận quan trọng như thế nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ".
Hình ảnh Bác Hồ trong công tác dân vận.

Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân vận - công tác vận động quần chúng - là một hệ thống những quan điểm, phương thức Dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Người.

Người viết: "Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.

Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.

Ngắn gọn, hàm súc, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận thể hiện rõ quan điểm của Người về mục đích, đối tượng, phương cách thực hành công tác dân vận thế nào sao cho có hiệu quả cao.

Ai là dân, nhân dân, ai làm dân vận?

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đối tượng để vận động là dân, nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân, nhân dân là “Mọi con dân nước Việt”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, “già, trẻ gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.

Công việc vận động nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viên và những người hiểu biết được công việc trong dân. Hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia làm những việc ích quốc, lợi dân.

Vì sao phải vận động nhân dân?

Theo Người: “Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân”. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó. Như vậy, lực lượng làm nên thành bại của cách mạng, thành công của công cuộc kiến thiết nước nhà đi tới ấm no, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc lập, thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh chính là dân, nhân dân.

Xuất phát từ quan điểm ấy, Người đã tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước.

4. Công tác dân vận của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác Dân vận có vị trí rất to lớn và quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà; thực hiện công tác dân vận là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đồng thời công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản, quan trọng, gắn liền với sự trưởng thành về sự lãnh đạo nhân dân làm cách mạng của Đảng. Đảng ta đã hết sức coi trọng công tác Dân vận. Điều đó đã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Thông qua công tác Dân vận, Đảng đã phát huy cao độ sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên động lực to lớn đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng phát triển.

Các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đều thể hiện rõ rệt quan điểm và tư tưởng đó. Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (mà chúng ta thường gọi là NQ8B) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” có ý nghĩa quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp vận động quần chúng nhân dân trong thời kì đổi mới.

Công tác Dân vận không chỉ tiến hành trong ngày Dân vận, mà phải làm thường xuyên hằng ngày. Nhưng mỗi năm khi đến ngày 15/10, tất cả các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể cần kiểm điểm lại kết quả một năm thực hiện công tác Dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm đưa công tác quan trọng này thành nền nếp, thành ý thức thường xuyên của mọi cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, coi đây là một tiêu chuẩn để đánh giá về phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực của cán bộ, đảng viên, hội viên; góp phần để nhân dân thật sự tin yêu Đảng và mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

Trên đây là thông tin và những phân tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác dân vận quan trọng như thế nào 2024? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 199
0 Bình luận
Sắp xếp theo