Câm điếc bẩm sinh có được hưởng trợ cấp xã hội?
Câm điếc bẩm sinh có được hưởng trợ cấp xã hội? Không phải người khuyết tật nào cũng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu điều kiện nhận trợ cấp xã hội của người khuyết tật.
Chế độ đối với người câm điếc
1. Câm điếc bẩm sinh có được hưởng trợ cấp xã hội?
Câm điếc bẩm sinh được nhận trợ cấp xã hội khi đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 44 Luật Người khuyết tật 2010:
Người câm điếc bẩm sinh được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này (Người khuyết tật được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội)
- Người khuyết tật nặng.
Trong đó, điều 3 luật này quy định các mức độ khuyết tật như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp trên
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Với: Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng
2. Khám xác định khuyết tật
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc Hội đồng Giám Định Y Khoa thực hiện trong trường hợp Hội đồng Giám Định Y Khoa không xác định được hoặc cho rằng kết quả đó có sai sót
Khám xác định khuyết tật tại Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
Bước 1: Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Bước 3: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Khám xác định mức độ khuyết tật Hội đồng Giám Định Y Khoa được thực hiện như sau:
Bước 1: Hội đồng Giám Định Y Khoa (Trung tâm GĐYK) nhận được hồ sơ đề nghị khám giám định mức độ khuyết tật đầy đủ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.
Bước 2: Trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khyết tật.
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm gửi 01 biên bản khám giám định mức độ khuyết tật (theo mẫu) về: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện 01 bản, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp phường/xã nơi đối tượng cư trú 01 bản và người khuyết tật hoặc đại điện hợp pháp của người khuyết tật 01 bản.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy giới thiệu của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng cư trú;
- Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao biên bản);
- Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có);
- Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
- Bản chính Chứng minh nhân dân (để đối chiếu).
Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.
- Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Câm điếc bẩm sinh có được hưởng trợ cấp xã hội? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Snow White
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Thủ tục đăng ký xe tạm thời theo Thông tư 58/2020/TT-BCA
Tiêu chuẩn xếp loại Đoàn viên Công đoàn cuối năm 2024
Quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm THPT
Thủ tục cấp lại hồ sơ Đoàn viên khi bị thất lạc 2024
Lái xe khi đã bị tước bằng lái bị xử phạt ra sao 2024?
Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý không 2024?