Cách tính phụ cấp đặc thù cho giáo viên chi tiết nhất
Cách tính phụ cấp đặc thù nhà giáo
Chế độ tiền lương giáo viên luôn là 1 trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngoài tiền lương theo hệ số thì các giáo viên còn được hưởng nhiều loại phụ cấp trong đó có phụ cấp đặc thù. Vậy mức hưởng phụ cấp đặc thù nhà giáo được tính như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.
- Chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo giảng dạy trong cơ sở công lập
- Giáo viên nghỉ dịch Covid19 có được hưởng nguyên lương
- 3 điều thiệt thòi lớn nhất đối với mọi giáo viên kể từ 01/7
Bên cạnh nhiều khoản phụ cấp khác như bao viên chức là phụ cấp thâm niêm nghề, phụ cấp ưu đãi nghề… thì giáo viên còn được hưởng phụ cấp đặc thù của nghề giáo.
1. Giáo viên nào được hưởng phụ cấp đặc thù?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Viên chức năm 2010, về tiền lương và các chế độ, viên chức được hưởng:
- Trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
- Được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…. hoặc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Trong đó, có thể kể đến một số loại phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp đặc thù, phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật, phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác ở vùng có điều kiền đặc biệt khó khăn…
Riêng phụ cấp đặc thù, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 113/2015/NĐ-CP của Chính phủ, phụ cấp này được áp dụng với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành.
Để hướng dẫn cụ thể về các đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù, Điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH nêu rõ, phụ cấp đặc thù áp dụng với:
- Nhà giáo dạy tích hợp: Là nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học;
- Nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: Nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, phụ cấp đặc thù không phải giành cho mọi giáo viên mà chỉ những người liệt kê ở trên mới được hưởng.
2. Mức hưởng và cách tính phụ cấp đặc thù của giáo viên mới nhất
Tại Điều 5 Nghị định 113 nêu trên, mức hưởng phụ cấp đặc thù của giáo viên gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Mà mức lương hiện hưởng được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế. Do đó, Điều 3 Thông tư 22 nêu cụ thể công thức tính phụ cấp đặc thù của giáo viên như sau:
Phụ cấp đặc thù = [(hệ số lương theo hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x mức lương cơ sở/ (Định mức giờ giảng trong một năm/12 tháng) x số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%
Trong đó:
- Hệ số lương theo hạng, bậc; Hệ số phụ cấp chức vụ: Được nêu chi tiết tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Hệ số thâm niên vượt khung (nếu có): 5% mức lương của bậc lương cuối cùng.
- Mức lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng; Từ 01/7/2020 trở đi mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 86/2019/QH14).
- Định mức giờ giảng: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, định mức giờ giảng là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học:
+ Một giờ dạy lý thuyết: 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
+ Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành): 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
+ Một giờ dạy thực hành: 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
Đặc biệt, phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng cũng như không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Dưới đây là cụ thể một trường hợp tính phụ cấp đặc thù của nhà giáo:
Nhà giáo B dạy thực hành ở trường cao đẳng, có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương 3,66; định mức giờ giảng trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức phụ cấp đặc thù nhà giáo B được hưởng là:
Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1,49 triệu đồng) / (400 giờ/12 tháng) x 35 giờ x 10% = 572.607 đồng
Trên đây là chi tiết cách tính phụ cấp đặc thù cho giáo viên theo mức lương cơ sở mới nhất. Những nhà giáo đủ điều kiện hưởng lưu ý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ, 30/04, 01/05 năm 2023 Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ, tết năm 2023
Lỗi chở quá số người quy định 2021 Mức xử phạt chở quá số người quy định mới nhất
Công văn về đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non học sinh trong học tập qua Internet Công văn 1247/BGDĐT-GDCTHSSV 2020
3 thay đổi liên quan đến ngạch công chức từ 01/7/2020 Từ 01/7/2020 sẽ có thêm ngạch công chức mới
Không có HĐLĐ, bị mất việc làm do Covid-19 vẫn được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng Chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do Covid19
Bảng giá bán điện áp dụng trong 03 tháng cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 Mức giảm giá điện trong tháng 4, 5, 6
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 Toàn văn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Cách học trực tuyến đài truyền hình Hà Nội Lich học trực tuyến đài Hà Nội 03/10/2023

Mới nhất trong tuần
-
Kế hoạch 332/KH-BGDĐT 2022 rà soát quản lý biên chế, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
-
Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT 2022 về khung thời gian năm học 2022-2023
-
Quyết định 773/QĐ-UBND TP.HCM 2022 Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022-2023
-
Quyết định 1436/QĐ-TTg 2018 Bảo đảm cơ sở vật chất chương trình giáo dục mầm non phổ thông
-
Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD 2022

Giáo dục - Đào tạo
-
Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm
-
Lịch tổ chức xét thăng hạng giáo viên mầm non, tiểu học hạng III lên hạng II Hà Nội
-
Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành
-
Quyết định 683/2013/QĐ-TTg
-
Bảng lương theo trình độ đào tạo của giáo viên năm 2023