Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
Bộ VHTT&DL vừa đăng tải lên Cổng thông tin điện tử Dự thảo quyết định về việc ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật để lấy ý kiến nhân dân từ nay đến hết ngày 28/11.
Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm 3 chương, 11 điều nhằm quy định các chuẩn mực hành vi ứng xử đạo đức đối với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan đến hoạt động nghệ thuật.
Nội dung chi tiết Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, mời các bạn xem trên file PDF hoặc file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
BỘVĂNHÓA,THỂTHAOVÀDULỊCH
Số: /QĐ-BVHTTDL
CỘNGHOÀXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
DỰ THẢO
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy tắc ứng xử
của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW
ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của người
hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng; các Thứ trưởng;
- Các Bộ,cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
- Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN;
- Các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành;
- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở: VHTTDL, VHTTTTDL,VHTT;
- Cục ĐA; Cục MTNA&TL; Cục VHCS
- Cổng TTĐT; Báo Văn hóa; Báo ĐT Tổ quốc;
- Lưu: VT, NTBD, TĐg (200).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hùng
2
QUY TẮC ỨNG XỬ
CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BVHTTDL ngày tháng năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
CHƯƠNG I
MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
Điều 1. Mục đích
Xác định các chuẩn mực hành vi ứng xử đạo đức, nhằm thống nhất nhận
thức, hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực nghệ
thuật và toàn xã hội;
Khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị tốt đẹp theo tinh thần “nhân
cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực;
Góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật
góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật trong
hoạt động nghề nghiệp, đối với đồng nghiệp, với công chúng, khán giả, khi tham
gia công tác xã hội, báo chí, truyền thông và mạng xã hội.
2. Đối tượng áp dụng: Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực nghệ thuật gồm nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và
nhiếp ảnh.
2. Hành vi ứng xử là những phát ngôn, tác phong, lối sống, sử dụng trang
phục của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
CHƯƠNG II
QUY TẮC ỨNG XỬ
Điều 4. Quy tắc ứng xử chung
1. Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự,
đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật;
2. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn
pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không
làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự, tiếp nhận và xử lý thông
tin văn minh, hiệu quả phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ
tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.
3
Điều 5. Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp
1. Có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm
tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo
những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.
2. Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh
thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt
đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội.
3. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị,
trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; khuyến khích khai thác các phương
pháp sáng tạo, thể nghiệm mới, phù hợp với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho
giới trẻ; tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới, tiếp nhận có chọn lọc các khuynh
hướng, trào lưu nghệ thuật của nước ngoài để xây dựng và phát triển nghệ thuật
Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đồng thời phát huy và làm giầu thêm bản sắc văn
hóa dân tộc.
4. Giữ gìn danh hiệu, hình ảnh, sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với
mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật.
5. Góp phần quảng bá văn hóa đất nước con người Việt Nam, giữ gìn tình
hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền
quốc gia, tuân thủ pháp luật nước sở tại khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ở
nước ngoài.
6. Đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong
đời sống xã hội; có nhận thức, quan điểm đúng trước những biểu hiện lệch lạc,
đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc trong khuynh hướng sáng tác và biểu diễn.
7. Không sáng tác, phổ biến, lưu hành, biểu diễn những tác phẩm gây tác
động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng; vi phạm các quy định
pháp luật.
Điều 6. Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp
1. Tôn kính các lớp nghệ sỹ đi trước theo truyền thống“tôn sư, trọng
đạo”, kế tục, trao truyền giá trị tốt đẹp cho các thế hệ người hoạt động nghệ
thuật giữ nghề, trọng nghề, vì danh dự của người làm nghề.
2. Tôn trọng, bảo vệ uy tín của đồng nghiệp trước công chúng, khán giả
và xã hội; đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình
hoạt động nghệ thuật.
3. Chân thành hợp tác, cùng nhau phát huy tài năng, nâng cao trình độ
chuyên môn nghề nghiệp; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đối với người mới hoạt
động nghệ thuật.
4. Trung thực, có trách nhiệm trong phát ngôn, bày tỏ, chia sẻ quan điểm,
không gây mâu thuẫn, cạnh tranh lành mạnh, không gây tổn hại đến uy tín,
quyền lợi hợp pháp của đồng nghiệp.
- Chia sẻ:Khon9 c0n gj
- Ngày:
Bài liên quan
-
Mức chi phí bồi dưỡng tập huấn chương trình SGK mới cho giáo viên năm 2024
-
Công văn 3138/BHXH-CSXH về xác định đối tượng hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 28/2021/NQ-CP
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?
Những trường hợp bị thu hồi đất 2024 do vi phạm quy định pháp luật đất đai
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học lớp 5 năm học 2021-2022
Phụ lục Nghị định số 76/2023/NĐ-CP file doc
Quy định xử phạt lỗi vượt quá tốc độ 2024
Biểu mẫu Nghị định 31 2022