Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp thu nhập của công chức viên chức vẫn tăng từ 2021

Từ 1/7/2020 khi Luật giáo dục 2019 và Luật sửa đổi Luật cán bộ công chức và Luật viên chức chính thức có hiệu lực thì sẽ có nhiều chế độ phụ cấp của công chức và viên chức bị bãi bỏ. Tuy nhiên bãi bỏ nhiều loại phụ cấp thu nhập của công chức viên chức vẫn tăng từ 2021.

Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 đã nêu quan điểm chỉ đạo về việc sẽ thực hiện bãi bỏ 05 loại phụ cấp, tuy nhiên thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức vẫn sẽ tăng theo thời gian bởi các lý do sau:

1. Xây dựng hệ thống lương mới nhưng tiền lương sẽ không giảm

Đây chính là yêu cầu cần thực hiện khi cải cách tiền lương, cụ thể, Nghị quyết 27 nêu:

“Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”.

2. Bãi bỏ phụ cấp, tuy nhiên cũng ban hành 05 bảng lương mới để thực hiện cân đối

Nghị quyết 27 bãi bỏ 5 loại phụ cấp, tuy nhiên sẽ thực hiện cân đối vào các khoản khác một cách hợp lý, cụ thể:

- Bãi bỏ phụ cấp chức vụ nhưng cũng đồng thời ban hành Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã:

Người giữ chức vụ lãnh đạo không hưởng phụ cấp chức vụ nữa, tuy nhiên sẽ được xếp lương theo chức vụ lãnh đạo mà mình đang giữ.

- Bãi bỏ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ nhưng đã đưa vào mức lương cơ bản:

Khi thực hiện chế độ tiền lương mới thì “lương cơ sở” sẽ được bãi bỏ và thay vào đó là mức “lương cơ bản” bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Lương cơ bản sẽ được thiết kế có tính cả yếu tố phục vụ công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện công vụ.

- Bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm nhưng đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề:

Thiết kế lương mới sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).

3. Đã có lộ trình tăng lương cụ thể

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp

Như vậy, tiền lương không giảm, phụ cấp cũng được cân đối hợp lý vào các bảng lương mới, định kỳ nâng mức tiền lương phù hợp theo thời gian cũng như dần dần tiến đến tiệm cận với mức lương bình quân của khu vực doanh nghiệp nên dù thực hiện bãi bỏ hàng loạt các phụ cấp thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn sẽ tăng.

Xem thêm

Đánh giá bài viết
1 1.888
0 Bình luận
Sắp xếp theo