Mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên và cách viết năm 2024

Mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên là văn bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao xe ô tô cho nhân viên. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về trong bài viết sau đây của Hoatieu.vn 

1. Biên bản bàn giao xe là gì?

Thực tế hiện nay, trong quá trình người lao động làm việc, thực hiện nhiệm vụ được giao cho công ty, cần sử dụng đến phương tiện giao thông là tài sản của công ty để di chuyển, hoạt động này diễn ra thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, phương tiện giao thông là ô tô là phần tài sản rất lớn. Vì vậy, khi bàn giao ô tô cho nhân viên đi lại, làm nhiệm vụ được giao, công ty (bên giao) sẽ làm biên bản bàn giao xe cho người lao động (bên nhận).

Mẫu biên bản bàn giao xe cho nhân viên là văn bản được lập ra nhằm ghi chép lại việc bàn giao xe ô tô, xe gắn máy giữa các bên theo hợp đồng thỏa thuận để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp, công ty.

Do đó, nội dung biên bản giao xe sẽ phải có đầy đủ thông tin, cách thức liên hệ của cả người bàn giao và người nhận xe, loại xe, tình trạng xe, giấy tờ xe. Hai bên cam kết điều khoản chung về sử dụng xe, đặc biệt, nhân viên chỉ được sử dụng xe của công ty giao cho vào mục đích công việc.

Biên bản này sẽ được ký kết, xác lập khi bàn giao xe cho nhân viên. Nhân viên có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng xe, xác minh tình trạng xe thực tế có đúng như trong biên bản hay không trước khi ký xác nhận nhận xe. Biên bản bàn giao xe cho nhân viên có tính pháp lý, là cơ sở bằng chứng giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra sự cố.

2. Mẫu biên bản bàn giao xe năm 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIAO NHẬN XE

Số………

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ

Căn cứ hợp đồng lao động giữa ....................... và ................. ;

Căn cứ nội quy của Công ty ............

Nhằm bảo đảm thực hiện công việc được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết, chúng tôi là:

1. BÊN GIAO XE :..……………………………………………………………

Trụ sở: …………………………………………………………………………………

Đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………………………….

Đại diện bên giao ……………………Số chứng minh nhân dân:………………

Điện thoại :…………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………………….

2. BÊN NHẬN XE:……………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân:……………… ngày cấp ........ nơi cấp ..........

Điện thoại :…………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………………….

III. NỘI DUNG BIÊN BẢN:

Hôm nay, vào hồi ......., ngày..... tháng...... năm....... Bên giao thực hiện việc giao xe tại địa chỉ: ................ cho Bên nhận . Theo đó, việc giao xe này nhằm giúp Bên nhận với chức vụ là nhân viên của Bên giao thực hiện tốt nhiệm vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Các bên cùng tiến hành kiểm tra, đánh dấu xác nhận và đồng ý ký vào biên bản này bàn giao cho Bên nhận một (01) xe .......... như dưới đây:

1. Xe

Model xe

Số khung

Số máy

Màu sơn

2. Tình trạng xe

STT

Danh mục kiểm tra

Xác nhận của bên giao xe

Xác nhận của bên nhận xe

1

2

3

4

3. Tình trạng theo xe

STT

Tên

Xác nhận của bên giao xe

Xác nhận của bên nhận xe

1

2

3

5. Giấy tờ xe

Hồ sơ chưa đăng kí xe

STT

Tên chi tiết

Bản chính

Bản sao

1

Giáy chứng nhận đăng ký xe ô tô

2

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

3

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe o tô

4

Bên nhận xe cam kết sử dụng xe được giao an toàn, tiết kiệm, khoa học, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ, không sử dụng xe vào mục đích khác ngoài những mục đích công việc Bên giao xe giao cho.

Đại diện bên giao giải thích kĩ các nội dung trên cho đại diện bên nhận. Biên bản này lập thành hai bản (02) mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý như nhau.

………….., ngày … tháng…. năm

Xác nhận của đại diện bên giao xe

(Kí và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của bên nhận xe

(Kí và ghi rõ họ tên)

3. Biên bản bàn giao xe cho nhân viên ngắn gọn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BIÊN BẢN GIAO XE Ô TÔ CHO NHÂN VIÊN

(Số: …/BB-…)

Hôm nay, vào … giờ… phút, ngày…/…/… tại địa chỉ: ……………………. Chúng tôi gồm các bên sau đây tiến hành lập biên bản giao xe ô tô:

I. BÊN GIAO XE

Ông/ Bà: …………………………......……… Chức vụ: ……………………....................

Số điện thoại: ……………………………………………………………...........................

II. BÊN ĐƯỢC GIAO

Ông/ Bà: …………………………......……… Chức vụ: ……………………....................

Số điện thoại: ……………………………………………………………...........................

III. XE ĐƯỢC GIAO

Hai bên thỏa thuận và cam kết các điều khoản sau đây:

1. Bên giao xe tiến hành giao xe ô tô có thông tin như sau cho bên nhận:

Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách: ………………………………………….....................

Màu sắc: …………………………………………………………………..........................

Sản xuất tại: ……………………………………… Năm: ……………….........................

Biển số: …………………………………………………………………............................

Giấy phép đăng ký: ……………………………………………………............................

Tình trạng xe:..............................................................................................................

....................................................................................................................................

Trang thiết bị đi kèm xe (nếu có):

2. Bên được giao xe ô tô có trách nhiệm sử dụng an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật; Bảo quản xe, tài sản trên xe và các tài sản khác thuộc sở hữu của công ty; Thông báo, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh hoặc có thể xảy ra trong quá trình được giao xe.

Các cam kết khác theo quy định của pháp luật.

Biên bản lập xong vào… giờ … phút, ngày…/…/…. Biên bản được lập thành… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ… bản.

……, ngày… tháng… năm…

BÊN GIAO XE

(Ký tên, đóng dấu)

BÊN NHẬN XE

(Ký tên)

4. Cách viết biên bản bàn giao xe cho nhân viên

Biên bản bàn giao xe có tính pháp lý, là cơ sở bằng chứng nộp lên cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có vấn đề phát sinh. Do đó, biên bản bàn giao xe phải được trình bày như một văn bản quy phạm hành chính.

- Phần mở đầu luôn phải có đủ Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên đơn vị/công ty, thời gian, địa điểm thể hiện trong nội dung biên bản (có thể đưa phần này xuống dưới).

- Phần tiêu đề: bạn cần trình bày rõ nội dung tiêu đề cần bàn giao xe gì. Ví dụ: Biên bản bàn giao xe ô tô, biên bản bàn giao xe máy, biên bản bàn giao máy cẩu... Tên tiêu đề phải được viết in hoa.

- Phần thông tin của bên giao xe (chủ công ty) và bên nhận xe (người lao động trong công ty) bao gồm: họ tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ thường trú, CMND/CCCD.

- Liệt kê thông tin và tình trạng xe:

+ Thông tin xe: loại xe, màu sắc, số khung, model, số máy xe, giấy tờ xe...

+ Tình trạng xe ở thời điểm bàn giao xe: Nội dung này cần được liệt kê chính xác, chi tiết bởi nó giúp cả 2 bên xác nhận rõ tình trạng hiện tại của chiếc xe ở thời điểm giao. Làm căn cứ sau này khi có phát sinh vấn đề.

- Phần cam kết:

+ Bên bàn giao cam kết tình trạng xe sử dụng tốt, cho phép bên nhận xe có quyền sử dụng xe trong công việc, đảm bảo chi phí xăng xe, phí cầu đường đi lại...

+ Bên nhận xe cam kết sử dụng tài sản của công ty tiết kiệm, không sử dụng vào việc riêng...

- Biên bản bàn giao phải có sự ký kết xác nhận, đóng dấu mộc của bên giao và bên nhận để xác lập tính pháp lý.

=> Những nội dung trên đây là cơ sở mà bất cứ biên bản bàn giao xe nào cũng phải có để đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu lực của biên bản. Các thông tin đưa ra trong biên bản phải hoàn toàn chính xác, không được có bất cứ sai sót nào bởi nó sẽ khiến nội dung bàn giao tài sản trên giấy tờ không đúng với thực tế, là yếu tố bất lợi trong quá trình xác minh khi xảy ra sự cố.

Biên bản bàn giao xe có thể được soạn thảo trên form mẫu do Hoatieu.vn cung cấp để đáp ứng quy chuẩn. Mời các bạn tải file đầy đủ tại bài viết này để chỉnh sửa cho phù hợp.

5. Nhân viên lái xe công ty gây tai nạn có phải bồi thường không?

Nhân viên được công ty bàn giao xe để thực hiện nhiệm vụ công ty giao phó là công việc diễn ra liên tục, thường xuyên. Tuy nhiên, nhân viên lái xe công ty gây tai nạn thì có phải bồi thường hay không là câu hỏi nhiều người lao động thắc mắc.

Trong tình huống lái xe công ty và gây tai nạn, chúng ta cần chia ra 2 tình huống:

- Tình huống 1: Nhân viên lái xe công ty gây tai nạn khi làm nhiệm vụ của công ty giao.

- Tính huống 2: Nhân viên lái xe công ty gây tai nạn nhưng không trong quá trình thực hiện công việc công ty

5.1. Nhân viên lái xe công ty gây tai nạn khi làm nhiệm vụ của công ty giao, ai bồi thường?

Căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:

“Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

=> Như vậy, căn cứ quy định trên, công ty, doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do nhân viên công ty (người làm thuê, học việc) gây ra khi đang thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao cho bên thứ 3 (bên bị hại) và có quyền yêu cầu nhân viên có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

5.2. Nhân viên lái xe công ty gây tai nạn nhưng không trong quá trình thực hiện công việc công ty - Ai chịu trách nhiệm?

Trường hợp nhân viên dùng xe công ty để thực hiện việc cá nhân, không phải công việc do công ty giao, không phải công việc trong thỏa thuận giữa công ty và nhân viên. Trong tình huống nhân viên gây tai nạn bằng xe của công ty thì công ty không có  trách nhiệm phải bồi thường.

Nhân viên lái xe trong trường hợp này phải tự chịu trách nhiệm với những thiệt hại do mình gây ra.

5.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhân viên công ty gây ra

Căn cứ theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

''1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

=> Như vậy, người lao động, nhân viên công ty gây thiệt hại cho người khác trong khi làm nhiệm vụ của công ty thì cả công ty và nhân viên đều phải đền bù thiệt hại cho bên thứ 3 (người bị hại).

Mức đền bù mỗi bên bỏ ra phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng, biên bản cam kết, biên bản giao xe mà công ty và nhân viên đã ký kết với nhau. Ví dụ: Trong thỏa thuận công ty đền bù thiệt hại 70%, nhân viên công ty đền bù 30% trên tổng số tiền mà bên bị hại yêu cầu bồi thường.

Khoản tiền do người lao động bỏ ra không phải là khoản tiền phạt mà là khoản bồi thường cho người bị hại. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau, hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường giữa người lao động và người sử dụng lao động khi người lao động gây thiệt hại.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 23.760
0 Bình luận
Sắp xếp theo