Kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước mà bạn cần biết

Để có thể trúng tuyển vào công chức, viên chức nhà nước, bên cạnh việc ôn thi thì chúng ta cũng cần phải trang bị thêm những kinh nghiệm ôn thi. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước mà bạn cần biết để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước.

I. Cấu trúc đề thi công chức theo quy định mới

Đề thi vòng 01: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung

Tại vòng này, thí sinh sẽ thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Nếu không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

1/ Thi kiến thức chung

Đề thi phần này gồm 60 câu hỏi. Nội dung của phần này gồm hiểu biết chung về:

- Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã họi;

- Quản lý hành chính Nhà nước;

- Công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực.

So với quy định trước đây tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, nội dung phần này đã được thu hẹp lại, chỉ còn gồm 03 nội dung nêu trên.

Trong khi đó, thay vì chỉ quy định “các kiến thức khác để đánh giá năng lực” như hiện nay thì Chính phủ lại liệt kê cụ thể các kiến thức này gồm:

- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;

- Chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

Phần thi này tiến hành trong thời gian 60 phút.

2/ Thi ngoại ngữ

Phần thi ngoại ngữ này, đề thi cũng gồm 30 câu hỏi trong 30 phút theo yêu cầu của vị trí việc làm gồm một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức quyết định.

Tuy nhiên, khác với trước đây, hiện nay, 30 câu hỏi trong phần thi này phải theo yêu cầu của vị trí việc làm (trước đây không quy định).

Đồng thời, trước đây nêu rõ, nếu vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 01 này. Tuy nhiên, Nghị định số 138 năm 2020 không còn quy định này và đây cũng không phải một trong các trường hợp miễn thi ngoại ngữ.

Đồng nghĩa, hiện nay, nếu không thuộc trường hợp được miễn thi, tất cả người dự thi công chức đều phải tham gia thi ngoại ngữ tại vòng 01.

3/ Thi tin học

Phân thi tin học gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm trong thời gian 30 phút.

Lưu ý: Vẫn như quy định trước đây, nếu tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.

Đề thi vòng 02: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

Đề thi vòng 02 tập trung vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vục tuyển dụng, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Đặc biệt, nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Hiện nay, nội dung đề thi vòng 02 đã được Chính phủ hướng dẫn cụ thể hơn bởi trước đây, nội dung thi vòng 02 gồm kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Về hình thức thi, hiện nay đã bổ sung thêm hình thức thi nữa là kết hợp giữa thi viết và phỏng vấn bên cạnh thi viết hoặc phỏng vấn như trước đây.

II. Kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước

Xin chào các bạn, thi tuyển vào công chức, viên chức nhà nước là một trong những hướng chọn nghề nghiệp phổ biến hiện nay. Để có thể trúng tuyển bên cạnh việc ôn thi chăm chỉ ta cần phải trang bị thêm những bí kíp, kinh nghiệm ôn thi. Dưới đây là những kinh nghiệm xin chia sẻ cho các bạn.

1. Chuẩn bị tâm lý

Đây là yếu tố đầu tiên quyết định mọi vấn đề, mọi kết quả mà bạn muốn đạt được. Nếu bạn thực sự muốn làm việc gì đó, bạn đặt tất cả quyết tâm vào đó thì kết quả sẽ khả quan, sẽ đạt được hơn là việc bạn hời hợt, bạn không tin vào bản thân mình. Việc chuẩn bị tâm lý thoải mái, vững vàng sẽ giúp bạn có được kết quả một cách tốt nhất, đôi khi ngoài mong đợi của bản thân.

2. Chuẩn bị tài liệu ôn thi

Nếu bạn đã nộp hồ sơ thi công chức xong, bạn nên theo dõi thông tin trên trang điện tử của Sở Nội vụ tỉnh hoặc thành phố mà bạn nộp hồ sơ để tải tài liệu về máy và tiến hành ôn tập. Bạn cần bám sát, học thật kỹ và chi tiết tài liệu ôn thi, tham khảo phần danh mục các tài liệu cần thiết bổ sung.

Còn nếu bạn nằm trong trường hợp chờ cơ hội để thi công chức vào một dịp gần nhất? Bạn không hình dung được mình cần tài liệu nào và không biết bắt đầu từ đâu? Việc tìm tài liệu sẽ giúp bạn định hướng, tự kiểm tra được khả năng, kiến thức về lĩnh vực mà mình sắp thi.

Hiện nay với sự phát triển của thông tin, mạng xã hội thì tìm tài liệu để ôn tập là việc không khó, bạn chỉ cần một cú kích chuột. Bạn gõ từ khóa vào ô tìm kiếm, màn hình sẽ hiện ra nhiều kết quả. Sau đó, bạn nên tìm chọn cho mình một đề thi và tiến hành ôn luyện nó. Bạn cũng có thể tìm tài liệu từ những người đã tham gia cuộc thi công chức trong những năm trước để chuẩn bị cho mình những kiến thức hữu ích cho tương lai của mình. Điều cần thiết và quan trọng là bạn cần thường xuyên cập nhật những tài liệu ôn thi công chức mới để công tác chuẩn bị cho việc ôn thi được tốt nhất. Khi có được tài liệu rồi, bạn cũng nên nhận định tài liệu nào là cần thiết, kiến thức nào là kiến thức cần nắm vững, có như vậy việc ôn thi mới có kết quả.

3. Phải tham gia và ghi chép đầy đủ các nội dung ôn thi (nếu có, đơn vị tuyển dụng sẽ tổ chức lớp ôn trước ngày thi khoảng 02 tuần hoặc 01 tháng).

4. Đối với môn Kiến thức chung:

Đây là phần thi nhiều người bị điểm thấp nhất. Bạn chỉ cần nắm chắc các kiến thức trong tài liệu ôn. (Chú ý Luật công chức 2008 sẽ chắc chắn ra phần "quyền, nghĩa vụ công chức, những điều công chức nên làm, không nên làm" đây sẽ là 01 câu 30 điểm. Hai câu còn lại một câu 40 và một câu 30 sẽ nằm trong tài liệu ôn, thường xoáy vào Bộ máy HCNN, so sánh QLNN với QLHCNN, Cải cách HCNN....)

Kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước mà bạn cần biết

5. Phần thi viết môn Kiến thức chuyên ngành:

Bạn PHẢI HỌC THUỘC LÒNG về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính và của phòng chuyên môn mà bạn thi vào..chú ý phải liên hệ thực tiễn (nếu bạn không làm việc trong cơ quan Nhà nước thì nên hỏi những người làm việc trong cơ quan bạn thi vào để chuẩn bị sẵn phần liên hệ thực tiễn phần này khoảng 20 điểm). Bên cạnh đó bạn phải đọc Thông tư 01, luyện tập phần soạn thảo Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Tờ trình, Công văn phần này rất quan trọng, nó chiếm đến một nữa số điểm bài thi viết.

6. Phần thi trắc nghiệm Kiến thức chuyên ngành:

Đây là phần thi các bạn cần cẩn thận, đặc biệt là các bạn chưa công tác trong cơ quan HCNN. Phần thi này sẽ không được phúc khảo vì do máy chấm. Muốn làm tốt phần thi này, bạn phải có một kiến thức rộng về Quản lý hành chính nhà nước, tốt nhất bạn nên sưu tầm các mẫu câu trắc nghiệm để luyện tập, mình đưa ra ví dụ cho bạn hinh dung: Câu 1 HĐND là: a-Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; b-Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương; c-Cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương; ở đây bạn phải đọc Luật tổ chức HĐND-UBND thì mới làm được. Bạn chú y đọc nghị định 06 quy định những người là cán bộ, công chức, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; luật công chức...vv...

7. Về bài Anh văn và Tin học.

Không khó, nhưng không được chủ quan. Đây là 02 môn điều kiện, không cần phải cao điểm vì nó sẽ không tính vào tổng điểm của mình, trên 50 điểm là được. Bài thi trắc nghiệm tin học sẽ cực dễ, nó chỉ hỏi về các chức năng, phím nóng...trong 02 phần mềm Word và Excel và các thao tác trong môi trường Window, phần này đọc tài liệu là làm tốt. Bài thi tiếng Anh thì ở mức trên A một tí, nội dung rất là căn bản bạn nào tốt nghiệp hệ anh văn 7 năm là làm tốt.

8. Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính

Hiện nay hội đồng thi tuyển các tỉnh, thành phố đã bắt đầu ứng nghiệm phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính (tin học, tiếng anh, nghiệp vụ chuyên ngành). Thời gian làm bài 90 phút/03 môn (30 phút/01 môn). Sau khi đăng nhập vào hệ thống và bắt đầu làm bài thi theo tín hiệu của Giám thị, bạn sẽ chọn các câu trả lời tương ứng cho các câu hỏi. Hệ thống sẽ tự động lưu lại các câu trả lời và chuyển sang câu kế tiếp.

Để sửa lại đáp án của bất kỳ câu hỏi nào, bạn chỉ cần kích chuột vào câu hỏi muốn sửa và kích chuột vào ô đáp án mà bạn muốn chọn lựa lại. Hệ thống sẽ tự lưu lại cho bạn. Hoàn thành xong các câu hỏi của mình, để nộp bài thi bạn chỉ cần bấm vào nút "nộp bài thi". Màn hình sẽ hiện lên một cửa sổ yêu cầu xác nhận việc nộp bài thi, nếu bạn muốn nộp thì kích chuột vào nút "đồng ý và nộp bài", nếu bạn chưa muốn nộp bài thì chọn nút "bỏ qua và làm tiếp". Sau khi nộp bài thi, bạn sẽ biết ngay điểm số của mình, không thể quay lại chỉnh sửa được nữa, vì vậy cần hết sức cẩn thận, đọc lại các đáp án trước khi nộp bài để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc.

9. Bài thi cần sạch sẽ, không tẩy xóa

Đối với bài dự thi các môn viết, bạn cần cẩn thận, nên vạch các ý kiến cần triển khai, phác thảo ra giấy nháp trước khi đưa vào bài làm để tránh sự nhầm lẫn, lộn xộn rồi gạch bỏ lung tung trong bài làm. Việc gạch bỏ như vậy sẽ gây thiện cảm không tốt cho người chấm, mạch trình bày của bài làm không mạch lạc.

Cẩu thả trong bất cứ việc gì cũng là điều không nên, vì thế đối với một cuộc thi công chức, viên chức lại càng không được cẩu thả. Hiện nay, với việc triển khai thực hiện việc tinh giảm biên chế cán bộ trong bộ máy nhà nước, nếu muốn đạt kết quả cao, được vinh dự vào hàng ngũ cán bộ công chức một điều cần quan tâm: cẩn thận, trình bày sạch sẽ trong bài thi của mình. Một bài làm mà chính bản thân bạn không hài lòng thì không bất kỳ người nào có thể hài lòng được.

10. Đến sớm hơn thời gian thi

Nhằm tránh sự bị động: trễ thời gian (nếu như vậy sẽ không được tham gia thi), tạo tâm lý thật thoải mái trước môn thi bạn nên tranh thủ đến sớm một tí. Lúc đó, bạn có thể ổn định, ngồi nhớ lại, xâu chuỗi các nội dung trước khi vào làm bài.

Chúc các bạn có được sự chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp đến.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
7 22.569
0 Bình luận
Sắp xếp theo