Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

Vào cuối thế kỷ XVIII, phong trào công nhân đập phá máy móc và đốt xưởng diễn ra mạnh mẽ. Vậy vì sao công nhân lại chọn máy móc là đối tượng để đập phá? Hãy cùng Hoatieu tìm câu trả lời trong bài nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đập phá máy móc của công nhân

Công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề
Công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề

Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân được hình thành sớm nhất ở Anh rồi lan đến các nước khác. Nhưng do lòng tham lợi nhuận và sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh của công nhân vô cùng khó khăn. Họ phải làm việc quần quật từ 14 - 16 giờ mỗi ngày để nhận những đồng lương ít ỏi chẳng đủ ăn. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc với mức lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

=> Phong trào đập phá máy móc nổ ra mạnh mẽ cuối thế kỷ XVIII ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức.

2. Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc, vì:

  • Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không làm cải thiện đời sống công nhân mà chỉ khiến bọn địa chủ tăng cường bóc lột nhân dân.
  • Công nhân cho rằng chính máy móc làm họ khổ, mất việc, bị chèn ép lương. Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc.
  • Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.

Trên đây là lời giải cho câu hỏi Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc? Ở giai đoạn này, mặc dù những phong trào đấu tranh của công nhân cuối cùng vẫn thất bại nhưng đã nó đã tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập của Hoatieu nhé.

Và cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để trao đổi và thảo luận học tập nhé.

Đánh giá bài viết
1 8.135
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi