Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 7 theo công văn 5512

Tải về

Mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 7 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

Mẫu kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 7 mới nhất

Tiết 37, 38, 39 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)

I. MUC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vừng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước.

- Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

3. Về phẩm chất.

- Chăm chỉ: học tập tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

- Yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)…

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

III, DỰ KIẾN TIẾT DAY

Tiết 1: Tìm hiểu về Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa,Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (mục 1)

Tiết 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( Mục 2,3)

Tiết 3: Nguyên nhân thắng lợi

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DAY

TIẾT 37

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử: cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện mà em biết là: Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Lợi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn,....

2. Tổ chức thực hiên:

- GV đặt câu hỏi: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiến mà em biết.

"Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống"

(Theo: Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo)

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

III. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: I. LÊ LỢI DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA (15p)

a)Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?

b) Nội dung Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: Trả lời được Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa năm 1418 ở Lam Sơn Thanh Hóa

1. Tổ chức thực hiên:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào và vào thời gian nào?

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

? Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?

- Ông là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ông sinh năm 1385. Là con của địa chủ bình dân, ông là người yêu nước, cương trực, khẳng khái trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi ý trí giết giặc cứu nước.

? Em hiểu gì về câu nói của Lê Lợi (đoạn in nghiêng trang 85)

- Thể hiện ý trí của người dân Đại Việt

? Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ?

- Lam Sơn

? Em hãy cho biết một vài nét về căn cứ địa Lam Sơn?

- Là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi

- Đó là vùng đồi núi tháp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Mường- Thái sinh sống, có địa thế hiểm trở.

Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng và về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi.

? Em biết gì về Nguyễn Trãi?

- Là người học rộng trí cao, có lòng yêu nước thương dân, hết mực (mở rộng về Nguyễn Trãi trang 147 sách thiết kế )

(Đọc phần in ngiêng đầu năm 1416….trang 85)

Bài văn thề của Lê Lợi …..

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn- Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương.

Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN

1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (15p)

a)Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.

b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: Trả lời được lực lượng thiếu, yếu, phải 3 lần rút lên núi Chí Linh và 2 lần giảng hòa

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc thông tin trang 85 hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau:

? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ của Lê Lợi

? Lập niên biểu các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn?

Thời gian

Sự kiện

Bước 2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm

Bước 4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết

Lực lượng còn yếu thiếu lương thực, giặc tấn công. 1418-nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh.

- Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.

- Cuối 1421 quân Minh lại mở một cuộc càn quét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh. (lần 2)

- Năm 1423 Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh.

- Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được quân Minh trở mặt tấn công ta, ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 3)

Thời gian

Sự kiện

1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1

1421

nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ 2

1423

Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh

1424

Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Địa lý lớp 7 theo công văn 5512 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 6.081
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm