Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm học 2022 - 2023
Hoatieu xin chia sẻ một số Đề kiểm tra cuối kì 1 lịch sử 8 có lời giải và hướng dẫn chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.
Mẫu đề thi cuối kỳ 1 lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Đề thi Lịch sử 8 học kỳ 1 có đáp án chi tiết
1. Đề thi cuối kỳ 1 lớp 8 môn Lịch sử năm 2024 (Mẫu số 1)
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tư sản Anh
A. Là một cuộc cách mạng thành công, vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh
B. Là một cuộc cách mạng thành công, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
C. Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để
D. Là một cuộc cách mạng tư sản thành công, mở đường cho CNTB phát triển
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh tiền đề quan trọng về xã hội làm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Mâu thuẫn giữa cư dân Bắc Mĩ với thực dân Anh.
B. Mâu thuẫn giữa tư sản Bắc Mĩ với thực dân Anh.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong lãnh địa.
Câu 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp chống lại chế quân chủ chuyên chế trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng ở thế kỉ XVII - XVIII thể hiện trong trào lưu
A. Triết học Ánh sáng.
B. Văn hóa Phục hưng.
C. Cải cách nông nô.
D. Cải cách văn hóa.
Câu 4. Giai cấp nào ở Pháp trước cách mạng được đánh giá là nghèo khổ nhất?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Tư sản.
D. Bình dân thành thị.
Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Câu 6.Ý nào không phản ánh đặc điểm của đẳng cấp Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng?
A. Được hưởng mọi đặc quyền kinh tế.
B. Nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội.
C. Không phải đóng thuế cho nhà vua.
D. Thuộc đẳng cấp trên đẳng cấp thứ ba.
Câu7. Năm 1784, ở Anh đã xảy ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
B. Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước.
C. nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
D. cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
Câu 8. Tại sao giai cấp Tư sản Anh lại sử dụng lao động là trẻ em và phụ nữ?
A. Vì họ dễ sai bảo, dễ đánh đập, không có sự phản kháng.
B. Vì họ là lực lượng có nhiều sức khỏe
C. Vì họ là những người có trình độ cao.
D. Vì họ là những người có thế lực xã hội lớn, có thể lợi dụng để làm ăn.
Câu 9. Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX là một trong những biểu hiện quan trọng minh chứng cho điều gì?
A. Sự lan tỏa của tư tưởng chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
B. Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng thống nhất quốc gia.
D. Các nước thực dân – đế quốc dần hình thành và phát triển.
Câu 10. Trước 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ đứng hàng thứ tư sau các nước
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Anh, Pháp, Liên Xô.
C. Pháp, Đức, Bỉ.
D. Anh, Liên Xô, Đức.
Câu 11. Sự phát triển nhanh chóng của Đức trong những năm đầu thế kỉ XX là do
A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Sự suy yếu nhanh chóng của Anh và Pháp.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty lớn.
D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội.
Câu 12.Về chính trị, Anh là nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Cộng hòa.
D. Quân phiệt hiếu chiến.
Câu 13. Phát minh nào sau đây ở Anh đã khắc phục được tình trạng máy dệt phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng vào mùa đông?
A. máy kéo sợi bằng sức nước.
B. máy dệt chạy bằng sức nước.
C. máy hơi nước.
D. máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 14. Một trong những nhân tố quan trọng giúp cuộc bãi công của công nhân Anh năm 1868 giành thắng lợi là
A. Sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất.
B. Sự khủng hoảng của chế độ tư bản ở Anh.
C. Công nhân Pháp đồng ý sang Anh làm việc.
D. Sự đoàn kết, giúp đỡ của công nhân Bỉ.
Câu 15. Sau Chiến tranh Pháp - Phổ, "Chính phủ vệ quốc" ra đời là Chính phủ lâm thời của
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp vô sản
C. tầng lớp quý tộc phong kiến.
D. liên minh giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 16. Nghị quyết nào không được thông qua tại Đại hội 22 nước ở Pa-ri (14-7-1889)?
A. Sự cần thiết phải thành lập chính đảng vô sản ở mỗi nước.
B. Đấu tranh đòi ngày làm 8h.
C. Lấy ngày 1-5 hàng năm là ngày đoàn kết toàn dân.
D. Đấu tranh giành chính quyền.
Câu 17. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới không vì lí do nào sau đây
A. Dựa vào quần chúng lao động để đấu tranh.
B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
D. Hoàn thành lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
Câu 18. Tại sao Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa- ri?
A. Tư sản Pháp kí hòa ước đem lại quyền lợi cho Đức.
B. Đức muốn bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp.
C. Đức muốn giúp đỡ bảo vệ hòa bình ở Pháp.
D. Đức được nhận 10 tỉ ph răng vàng bồi thường.
Câu 19. Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?
A. Xti-phe-xơn.
B. Phơn-tơn.
C. Đác-uyn
D. Moóc-xơ.
Câu 20.Trong các thế kỉ XVIII - XIX, trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, con người đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, ngoại trừ
A. công bố "bản đồ gen người".
B. định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng,
C. thuyết tế bào.
D. thuyết tiến hoá và di truyền.
II. TỰ LUẬN
Câu 21. Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Cách giải:
Cuộc CMTS Anh thành công chủ yếu được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại chưa được đáp ứng: vấn đề ruộng đất cho nông dân
Chọn: B
Câu 2
Cách giải:
Do tác động bởi những chính sách cai trị của thực dân Anh, đặc biệt là hành động tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển công thương nghiệp của các thuộc địa ở Bắc Mĩ đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cư dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ (tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ) với chính quốc. Đây chính là tiền đề xã hội quan trọng làm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Chọn: A
Câu 3
Cách giải:
Chế độ quân chủ chuyên chế cùng bi tố cáo, phê phán gay gắt trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này là những nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản trong trào lưu Triết học Ánh sáng như: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, G.G. Rút -xô.
Chọn: A
Câu 4
Cách giải:
Trong Đẳng cấp thứ ba, nông dân chiếm 90% dân số (khoảng 24 triệu người) là giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức, bóc lột.
Chọn: A
Chú ý khi giải:
Tư sản là giai cấp đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế song không có thế lực về chính trị
Câu 5
Cách giải:
Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ. Nhân dân cũng không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi không được đảm bảo như giới cầm quyền Gia-cô-banh đã hứa => Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính => Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh chấm dứt.
=> Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh là do: mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền và nhân dân xa rời chính phủ.
Chọn: B
Câu 6
Cách giải:
- Đáp án B: là đặc điểm của Đẳng cấp Quý tộc trong xã hội Pháp trước cách mạng.
- Đáp án A, C, D: là đặc điểm chung của cả Đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ.
Chọn: B
Câu 7
Cách giải:
Năm 1874, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Từ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện.
Chọn: B
Câu 8
Cách giải:
Sở dĩ giới tư bản Anh lại sử dụng sức lao động của phụ nữ và trẻ em vì: học là những người dễ sai bảo, dễ đánh đập, không có sự phản kháng, họ là những người yếu thế. Vì vậy giới tư bản Anh đã lợi dụng điều này để bóc lột họ. Thậm chí không cần phải trả lợi nhuận cho họ.
=> Đời sống khổ cực
Chọn:A
Câu 9
Cách giải:
Những biểu hiện chứng minh chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới bao gồm:
- Đầu thế kỉ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mĩ Latinh.
- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra ở nhiều nước.
- Năm 1848 – 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của nhiều nước châu Âu và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
- Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX:
+ Năm 1859 – 1870, hoàn thành thống nhất I-ta-li-a.
+ Từ 1864 – 1871: cuộc đấu tranh thống nhất Đức.
+ Năm 1861: cải cách nông nô ở Nga.
=> Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
- Các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
=> Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX là một trong những biểu hiện quan trọng minh chứng chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới.
Chọn: B
Câu 10
Cách giải:
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
Chọn: A
Câu 11
Cách giải:
Đầu thế kỉ XX, Đức phát triển nhanh chóng là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp – Phổ và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới nhất vào sản xuất.
Chọn: A
Câu 12
Cách giải:
Về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Chọn: A
Chú ý khi giải:
Đáp án B là đặc điểm của đế quốc Anh.
Câu 13
Cách giải:
Xuất phát từ tình trạng máy dệt chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải đặt gần những khúc sông chảy xiết. Về mùa đông, máy phải ngừng hoạt động. Để khắc phục từng trạng này, năm 1784, Giêm Ha-gri-vơ hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Từ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu và nơi nào thuận tiện.
Chọn: C
Câu 14
Cách giải:
Năm 1868, ở Anh nổ ra cuộc bãi công lớn chủ tư bản Anh định đưa công nhân Pháp sang làm việc nhằm làm thất bại cuộc bãi công. Do sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất, công nhân Pháp đã từ chối sang Anh làm việc. Cuối cùng cuộc bãi công của công nhân Anh giành thắng lợi.
=> Một trong những nhân tố quan trọng giúp cuộc bãi công của công nhân Anh năm 1868 giành thắng lợi là do sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất.
Chọn: A
Câu 15
Cách giải:
Sau Chiến tranh Pháp – Phổ, “Chính phủ vệ quốc”, ngày 4-9-1870, chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”. Đây là chính phủ của giai cấp tư sản. Chính phủ này mâu thuẫn với quần chúng nhân dân.
Chọn: A
Câu 16.
Cách giải:
Ngày 14-7-1889, gần 400 đại biểu của 22 nước họp ở Pa-ri đã thông qua các nghị quyết quan trọng:
- Sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước.
- Đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8h.
- Lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.
Chọn: C
Câu 17
Cách giải:
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới vì đấu tranh kiên quyết cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác, dựa vào quần chúng nhân dân lao động đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội.
Chọn: D
Chú ý khi giải:
Cho đến khi cách mạng 1905 – 1907 kết thúc mới chỉ làm suy yếu chế độ Nga hoàng, phải đến cách mạng tháng Hai (1917), chế độ quân chủ chuyên chế mới bị lật đổ hoàn toàn.
Câu 18
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa -ri vì để bảo vệ lợi ích giai cấp, tư sản không ngần ngại bán rẻ Tổ quốc, kí hòa ước với những điều khoản có lợi cho quân Đức để đàn áp dã man cách mạng. Cụ thể là thắng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức, cắt cho Đức tỉnh An-dát và Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ ph răng vàng cho Đức. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.
Chọn: A
Câu 19
Cách giải:
Giữa thế kỉ XIX, một người Mĩ là Moóc – xơ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Chọn: D
Câu 20
Cách giải:
- Các đáp án B, C, D: đều là thành tựu trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật con người đạt được trong các thế kỉ XVIII – XIX.
- Đáp án A: là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.
Chọn: A
TỰ LUẬN
Câu 21
Cách giải:
*Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:
- Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ…ra đời, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.
- Những phát minh về kĩ thuật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
- Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.
*Hệ quả: Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ giữa nông dân và địa chủ, quý tộc) dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Đề thi Sử 8 cuối học kì 1 (Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Câu 1: Đến thế kỉ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?
A. Hà Lan.
B. Anh
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 2: Câu nói Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?
A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.
B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.
D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.
Câu 3: Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ tác động như thế nào đến nền nông nghiệp nước Anh trước cách mạng?
A. Các địa chủ phong kiến cho tá điền chuyển sang nuôi cừu.
B. Nhiều địa chủ đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu.
C. Tá điền chuyển sang nuôi cừu và nộp tô bằng tiền cho quý tộc.
D. Các tá điền bỏ ruộng đất, ra các vùng đô thị làm thuê cho các công trường thủ công.
Câu 4: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, vì
A. giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.
B. sau khi chiến tranh kết thúc, G.Oasinhton được bầu làm tổng thống.
C. cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ
D. đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ
Câu 5: Đâu là hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Không xóa bỏ chế độ nô lệ.
C. Đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
D. Xóa bỏ sự cai trị của chính phủ Anh.
Câu 6: Xác định điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Đều có sự tham gia của giai cấp nô lệ.
B. Đều mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. Đều do giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến tư sản hoá lãnh đạo.
D. Đều xoá bỏ các tàn dư phong kiến.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát?
A. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIII - XIX?
A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Các thành thị đông dân xuất hiện ngày càng nhiều.
D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.
Câu 9: Cuối thế kỷ XIX, nước Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?
A. Pháp, Mĩ.
B. Mĩ, Đức.
C. Mĩ, Nga.
D. Mĩ, Pháp, Đức.
Câu 10: Đến cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?
A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.
B. Đứng thứ nhất.
C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.
D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 11: Cách mạng ngày 18/3/1871 ở nước Pháp được gọi là cách mạng vô sản, vì cuộc cách mạng này
A. lật đổ chính quyền giai cấp tư sản
B. do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. đánh đuổi được quân Phổ.
D. do giai cấp chủ nô lãnh đạo.
Câu 12: Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới, vì Công xã
A. do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.
Câu 13: Đảng Quốc Đại được thành lập (năm 1885) đã
A. đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc.
B. chứng minh năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản Ấn Độ.
C. đưa giai cấp vô sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
D. đánh dấu phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ đã thắng lợi hoàn toàn.
Câu 14: Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là
A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc.
C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh.
D. Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 15: Tính chất xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
A. nước thuộc địa.
B. thuộc địa nửa phong kiến.
C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
D. phong kiến.
Câu 16: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do mâu thuẫn giữa
A. nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
B. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
C. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. phe Hiệp ước với phe Liên minh
Câu 17: Sau cách mạng 1905 - 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 18: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?
A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
Câu 20: Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?
A. Liên kết với Liên Xô để chống.
B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày các chính sách của Công xã Pari 1871? Tại sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới?
Câu 2 ( 2,0 điểm): Trình bày phong trào công nhân trong những năm 1830- 1840 điểm mới và kết cục của phong trào.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1 - B | 2 - A | 3 - B | 4 - D | 5 - B | 6 - B | 7 - A | 8 - A | 9 - B | 10 - B |
11 - A | 12 - B | 13 - A | 14 - D | 15 - C | 16 - C | 17 - C | 18 - C | 19 - B | 20 -B |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
* Các chính sách của Công xã Pa-ri:
- Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không được dạy kinh thánh.
- Giao cho công nhân những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn
- Quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cụp phạt, đánh đâp công nhân.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
* Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì:
- Đây là nhà nước được nhân dân bầu ra.
- Do nhân dân làm chủ.
- Bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
- Là hình thức nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 2 (2,0 điểm):
* Nét chính về phong trào công nhân những năm 1830 -1840:
- Năm 1831, khởi nghĩa công nhân Li-ông Pháp đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi thành lập chế độ cộng hòa.
- Năm 1844, khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din (Đức), chống lại sự hà khắc cảu chủ.
- 1836 - 1847 phong trào Hiến chương Anh đưa đơn kiến nghị đòi phổ thông bầu phiếu, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
* Điểm mới: phong trào đấu tranh của công nhân đã bắt đầu có ý thức chính trị, biết sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
* Kết cục: Các phong trào đều không đạt được kết quả mong muốn xong đã thể hiện sự tiến bộ của giai cấp công nhân trong ý thức đấu tranh.
3. Đề kiểm tra Lịch sử 8 cuối kỳ 1 (Mẫu số 3)
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho:
A. Nhân dân lao động Anh
B. Quý tộc cũ
C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
D. Vua nước Anh
Câu 2. Cách mạng Tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Hà Lan
Câu 3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản
B. Vô sản
C. Tiểu tư sản
D. Tăng lữ
Câu 4. Phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì trước sự tấn công của quân Anh (năm 1793) và sự nổi loạn của bọn phản động ở vùng Văng-đê?
A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.
B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.
C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.
D. Lo củng cố quyền lực của mình.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí
B. Pháp chỉ cho vay lấy lãi
C. Pháp chú trọng đầu tư vào thuộc địa
D. Kinh tế Pháp chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng
Câu 6. Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?
A. Từ sau năm 1830 đến năm 1840.
B. Từ sau năm 1840 đến năm 1848.
C. Từ sau năm 1848 đến năm 1870.
D. Từ sau năm 1840 đến năm 1870.
Câu 7. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?
A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
Câu 8. Trước phong trào đấu tranh quyết liệt cùa công nhân và thợ thủ công từ năm 1848 đến năm 1870, tư sản Đức đã có thái độ như thế nào?
A. quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
B. không quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
C. thành lập Quốc tế thứ nhất.
D. chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.
Câu 9. Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
Câu 10. Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là
A. Ủy ban tài chính.
B. Hội đồng công xã.
C. Ủy ban an ninh xã hội.
D. Hội đồng quân sự.
Câu 11. Công xã Pa – ri mang lại quyền lợi cho giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản
B. Quý tộc phong kiến
C. Nhân dân
D. Tât cả các ý kiến trên
Câu 12. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại công xã Pa-ri?
A. Công xã đã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
B. Công xã tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước.
C. Công xã thực sự là nhà nước do dân và vì dân, đối lập với nhà nước tư bản.
D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.
Câu 13. Nguyên nhân chính khiến cho nền công nghiệp Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Đức, Pháp là:
A. Sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của Đức, Pháp
B. Giai cấp Tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào thuộc địa
C. Anh không đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
D. Công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị dần trở nên lạc hậu
Câu 14. Vì sao Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” ?
A. Vì nước Anh là “ Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”
B. Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới
C. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa
D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
Câu 15. Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga:
A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu
B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt
C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Cả A và B đều đúng
Câu 16. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là
A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô
B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng
C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen.
Câu 17. Trình bày những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh.
Câu 18. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh và Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Cách mạng tư sản Anh | Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Hình thức cách mạng | ||
Kết quả cách mạng |
Câu 19. Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
Lời giải chi tiết
Câu 1
Cách giải:
Cách mạng Tư sản Anh đã thành công mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp Tư sản và quý tộc mới
Chọn: C
Câu 2
Cách giải:
Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng Tư sản đầu tiên trên thế giới
Chọn: D
Câu 3
Cách giải:
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp Tư sản
Chọn: A
Câu 4
Cách giải:
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. Trong nước, bọn phản dồng lại nổi loạn ở vùng Văng – đê và cả miền Tây Bắc. Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống của nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
Chọn: D
Câu 5
Cách giải:
B, C, D: không đúng
A: Do hậu quả của chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), Pháp thất bại phải nộp 5 tỉ quan chiến phí
-> ảnh hưởng đến kinh tế Pháp -> nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại
Chọn: A
Câu 6
Cách giải:
Từ sau năm 1848 – 1849 đến năm 1870, chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới. Đánh dấu bằng các cuộc cách mang tư sản thế kỉ XIX, trong đó có cuộc đấu tranh thống nhất Italia và cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
Chọn: C
Câu 7
Cách giải:
Những nét nổi bật của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 bao gồm:
- Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là ở Pháp, Đức.
- Ngày 28 - 9 - 1864. công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.
=> Giai cấp công nhân từ đây đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức được rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân. Đây chính là nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870.
Chọn: B
Câu 8
Cách giải:
Trừ năm 1848 – 1849 đến năm 1870, công nhân và thợ thủ công Đức cũng nổi dậy đấu tranh. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống phong kiến. Tuy vậy, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục phát triển.
Chọn: B
Câu 9
Cách giải:
Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vị quyền lợi của nhân dân.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật vừa lập các ủy ban thi hành luật pháp; giải tán quân đội và bộ máy chế độ cũ thành lập lực lượng vũ trang và an ninh của nhân dân.
- Các chính sách phục vụ quyền lợi của nhân dân:
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
+ Giao cho công nhân quản lí các xí nghiệp của bọn chủ bỏ chốn.
+ Quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
+ Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
+ Qui định giá bán bánh mì.
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Chọn: B
Câu 10
Cách giải:
Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
Chọn: B
Câu 11
Cách giải:
Công xã Pari tuy chỉ tồn tại được 72 ngày nhưng đã có ý nghĩa thực sự lớn lao, công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới đã mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động: công xã đã giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân ; ban bố và thi hành sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân
Chọn: C
Câu 12
Cách giải:
Công xã Pa-ri thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân bởi đã thực hiện những chính sách tiến bộ đảm bảo lợi ích cho nhân dân. Điều này trái với nhà nước của tư bản. Vì thế, giai cấp tư sản mới điên cuồng chống lại công xã Pa-ri để bảo vệ và đòi lại quyền lợi của mình.
Chọn: C
Câu 13
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần trở nên lạc hậu
Chọn: D
Câu 14
Cách giải:
Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp
-> Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa với hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới
-> Chủ nghĩa đế quốc thực dân
Chọn: B
Câu 15
Cách giải:
Sau khi cuộc cách mạng DCTS 1905 – 1907 thất bại nước Nga vẫn là 1 đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Nicolai II. Năm 1914 Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước
Chọn: D
Câu 16
Cách giải:
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ănghen đề xướng
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Câu 17
Cách giải:
Những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh:
- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt đầu tiên ở Anh chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông nước đóng băng nên nhà máy không hoạt động được.
- Đặc biệt năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời và phát triển như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.
Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, được coi là "công xưởng" của thế giới.
Câu 18
Cách giải:
Nội dung so sánh | Cách mạng tư sản Anh | Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Hình thức cách mạng | Là một cuộc nội chiến | Là một cuộc chiến tranh giành độc lập. |
Kết quả cách mạng | Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến | Thiết lập chế độ cộng hòa |
Câu 19
Cách giải:
* Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với MT, Đức, Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh. Pháp. Vì vậy mâu thuẫn giữa 2 khối đế quốc "già" và "trẻ" là vấn đề thuộc địa.
* Mâu thuẫn đó là làm cho các nước đế quốc thi hành chính sách ngoại giao hiếu chiến, xâm lược, tích cực chạy đua vũ trang, tuyên truyền tư tưởng; bạo lực, chuẩn bị chiến tranh thế giới chia lại thị trường.
4. Đề thi Lịch sử 8 cuối kì 1 (Mẫu số 4)
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:
A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.
B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
Câu 2. Phong trào giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có ý nghĩa quốc tế như thế nào?
A. Làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.
B. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh.
C. Mang tính chất là một cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc.
D. Cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước.
Câu 3. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách cai trị nào sau đây đối với người In-đi-an ở Bắc Mĩ trong hai thế kỉ XVII - XVIII?
A. đưa đi làm nô lệ ở phía tây xa xôi.
B. bắt khai khẩn đất hoang và lập đồn điền.
C. dồn vào vùng đất phía tây xa xôi.
D. lợi dụng làm bia đỡ đạn trên chiến trường.
Câu 4. Vì sao người nông dân ở Anh trong thế kỉ XVII phải ra thành thị bán sức lao động cho tư bản hay di cư sang nước ngoài?
A. Họ bị mất ruộng đất.
B. Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn
C. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.
D. Họ dần bị tư sản hóa.
Câu 5. Cuối tháng 8 – 1789 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với nước Pháp?
A. Cách mạng Pháp giành thắng lợi hoàn toàn.
B. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh được thành lập.
C. Thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền.
D. Thông qua Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 6. Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiếu yếu.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
Câu 7. Vào thế kỉ XVIII, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Pháp là
A. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba với phong kiến, nhà thờ.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 8. Nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của
A. nhiều quốc gia dân tộc dân chủ.
B. một loạt quốc gia tư sản mới.
C. nhiều quốc gia vô sản mới.
D. một loạt của các quốc gia tư bản mới.
Câu 9. Giai cấp vô sản ở các nước tư bản ngay từ khi hình thành đã đấu tranh chống lại ách thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức
A. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
B. nêu khẩu hiệu đòi chia ruộng đất.
C. đập phá máy móc, khởi nghĩa vũ trang.
D. đưa dân nguyện gửi tới chính phủ.
Câu 10. Sau Chiến tranh Pháp - Phổ, "Chính phủ vệ quốc" ra đời là Chính phủ lâm thời của
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp vô sản
C. tầng lớp quý tộc phong kiến.
D. liên minh giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 11. Những chính sách của Công xã Pa-ri đưa ra
A. không thực hiện được.
B. hoàn toàn thực hiện được.
C. được thực hiện triệt để.
D. không tiến bộ.
Câu 12. Đâu không phải là cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở châu Âu trong thế kỉ XIX?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia.
C. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
D. Cải cách nông nô ở Nga.
Câu 13. Vì sao nói Mĩ là xứ sở các các “ông vua công nghiệp”?
A. Hình thành các Các-ten không lồ.
B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.
C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.
D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.
Câu 14. Các công ty độc quyền của Mĩ được hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào?
A. Phát triển mạnh cả về công nghiệp và nông nghiệp.
B. Mĩ đã trở thành đế quốc có diện tích thuộc địa lớn nhất.
C. Sản xuất công nghiệp đứng hàng thứ tư thế giới.
D. Chính sách bành trướng của Mĩ đạt nhiều thành quả.
Câu 15. Nêu những quyết định quan trọng của Quốc tế thứ hai?
A. Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
B. Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
C. Thỏa hiệp với Tư sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
D. Lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động; sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản
Câu 16. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 là
A. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va (12-1905).
B. Phong trào đấu tran của công nhân trong năm 1906.
C. Cuộc nổi dậy của nông dân đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5-1905)
D. 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu sách lên nhà vua (1905).
Câu 17. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A. Chưa vạch ra con đường đúng đắn để xây dựng xã hội mới
B. Chưa thấy được bản chất của giai cấp Tư sản
C. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân
D. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân và vai trò của quần chúng nhân dân lao động
Câu 18. Ý nào sau đây không phản ánh chính xác về tình hình văn học thế kỉ XVIII – XIX?
A. Ở Đức, Si -lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
B. Nhà thơ Bai-rơn là người Đức.
C. Thế kỉ XIX, nhiều nhà văn vạch trần bộ mặt xã hội tư bản, đấu tranh cho sự tự do chính nghĩa.
D. Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ.
Câu 19. Nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) là người khám phá ra
A. thuyết vạn vật hấp dẫn
B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
C. bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật
D. thuyết tiến hoá và di truyền
Câu 20. Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng nhùng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
II. TỰ LUẬN
Câu 21. Trình bày tiền đề dẫn đến bùng nổ Cách mạng Pháp năm 1789.
Câu 22. Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến?
Câu 23. Trình bày những hiểu biết về Mác và Ăng-ghen và chỉ ra điểm giống nhau trong tư tưởng của hai ông.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Cách giải:
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Chọn: B
Câu 2
Cách giải:
- Đáp án A, B: ý nghĩa đối với nhân dân Bắc Mĩ.
- Đáp án C: tính chất, hình thức của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Đáp án D: ý nghĩa quốc tế của phong trào giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, đặc biệt là đối với phong trào đấu tranh giành độc lập vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Chọn: D
Câu 3
Cách giải:
Trong hai thế kỉ XVII – XVII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người In-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi.
Chọn: C
Câu 4
Cách giải:
Từ thế kỉ XVII, ở Anh số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ rào đất, đuổi tá điền, biến ruộng trở thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông cừu cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, có thế lực lớn về kinh tế => Nông dân bị mất ruộng đất kéo ra thành thị làm thuê, hay di cư sang Tây bán cầu.
Chọn: A
Câu 5
Cách giải:
Cuối tháng 8-1789, Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
Chọn: C
Câu 6
Cách giải:
Sau khi lên nắm quyền, chính quyền cách mạng Gia-cô-banh đã thi hành nhiều biện pháp tích cực, đặc biệt là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân như:
- Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân.
- Ruộng đất tịch thu của Giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những khoảng nhỏ bán cho nông dân.
Đối với người nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, nông dân cày cấy và thu hoa lợi trên mảnh đất đó. Chính vì thế, chính sách trên mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân.
Chọn: A
Câu 7
Cách giải:
Vào thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Pháp ngày càng suy yếu. Số nợ của nhà nước vay của tư sản không thể trả được nên nhà vua phải thu nhiều thuế. Công, thương nghiệp định đốn làm cho nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp. Cộng thêm vào đó là tình trạng phân biệt giữa các đẳng cấp trong xã hội, đặc biệt là đời sống của Đẳng cấp thứ ba ngày càng khổ cực => Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba với phong kiến, nhà thờ ngày càng gay gắt, đây là mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Pháp trong thế kỉ XVIII => Nhân tố đưa đến bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp.
Chọn: A
Chú ý khi giải:
Mâu thuẫn cơ bản trên cũng đồng thời là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ.
Câu 8
Cách giải:
Do tác động của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt các quốc gia tư sản mới.
Chọn: B
Câu 9
Cách giải:
Giai cấp vô sản là những người làm thuê, bị áp bức, bóc lột. Ngay từ đầu họ đã đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản với các hình thức đập phá máy móc, nêu yêu cầu về quyền lợi, khởi nghĩa vũ trang.
Chọn: C
Câu 10
Cách giải:
Sau Chiến tranh Pháp – Phổ, “Chính phủ vệ quốc”, ngày 4-9-1870, chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”. Đây là chính phủ của giai cấp tư sản. Chính phủ này mâu thuẫn với quần chúng nhân dân.
Chọn: A
Câu 11
Cách giải:
Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản trên thế giới, tuy không thực hiện được những chính sách đề ra (do cuộc niến chiến xảy ra ngay sau đó), nhưng có thể nói, với tất thảy những gì làm được, Công xã Pa-ri 1871 xứng đáng là dấu son chói lọi trong lịch sử thế giới cận đại. Đánh giá vai trò lịch sử của Công xã Pa-ri, năm 1908, V.I. Lê-nin cho rằng Công xã Pa-ri là kiểu mẫu vĩ đại nhất của phong trào vô sản vĩ đại nhất trong thế kỷ XIX.
Chọn: A
Câu 12
Cách giải:
Những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở châu Âu trong thế kỉ XIX bao gồm:
- Từ 1859 – 1870: cuộc đấu tranh thống nhất Italia.
- Từ 1864 – 1871: cuộc đấu tranh thống nhất Đức.
- Năm 1861: cải cách nông nô ở Nga.
Đáp án A: Cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra từ thế kỉ XVI.
Chọn: A
Câu 13
Cách giải:
Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơrớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn ví dụ như: “vua dầu mỏ” Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...Đây là lí do gọi Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.
Chọn: C
Chú ý khi giải:
Đây cũng đồng thời là nội dung quy định đế quốc Mĩ có đặc điểm là: đế quốc của những “tơ-rớt khổng lồ”.
Câu 14
Cách giải:
Các công ty độc quyền của Mĩ được hình thành trong tình hình kinh tế nước này có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và nông nghiệp.
- Công nghiệp: từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ớ Mĩ ra đời như "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ, "vua thép" Moóc-san. "vua ô tô" Pho,... đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
- Nông nghiệp: nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
Chọn: A
Câu 15
Cách giải:
Ngày 14/7/1889 Quốc tế thứ hai thành lập, Đại hội thông qua những quyết định quan trọng: sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước; đấu tranh đòi ngày làm 8h; lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp VS thế giới (ngày quốc tế lao động)
Chọn: B
Câu 16
Cách giải:
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh 1905 – 1907 là cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va tháng 12-1905. Các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu vô cùng anh dùng trong gần hai tuần lễ. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng quá chênh lệch.
Chọn: A
Câu 17
Cách giải:
Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng không tìm ra được lối thoát thật sự mà còn nằm trong vòng bế tắc, vì họ không phát hiện ra được những quy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó họ không vạch ra được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, họ không thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
-> Hạn chế lớn nhất đó là chưa thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động (giai cấp lãnh đạo, lực lượng tham gia). Đây là điều cốt lõi của 1 cuộc đấu tranh
Chọn: D
Câu 18
Cách giải:
- Các đáp án A, C D: đều đúng khi phản ánh về thành tựu văn học, nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- Đáp án B: nhà thơ Bai-rơn là người Anh, không phải là người Đức.
Chọn: B
Câu 19
Cách giải:
Năm 1837, nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật sự sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
Chọn: C
Câu 20
Cách giải:
Nông nghiệp thế kỉ XVIII cũng có những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang đến thế kỉ XIX, phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Chọn: A
TỰ LUẬN
Câu 21
Cách giải:
1. Kinh tế
- Nông nghiệp: nghèo nàn, lạc hậu.
- Công nghiệp: xuất hiện yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa (công trường thủ công), gặp phải sự kìm hãm của chế độ phong kiến.
2. Chính trị - xã hội
- Vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Sự tồn tại của chế độ ba đẳng cấp.
+ Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ, có nhiều quyền lực.
+ Đẳng cấp thứ ba (nông dân, thị dân nghèo, giai cấp tư sản)
=> Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp diễn ra gay gắt.
3. Tư tưởng
- Xuất hiện những tư tưởng tiến bộ của các “nhà khai sáng”.
Câu 22
Cách giải:
- Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- Tuy nhiên, quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng lại không được hưởng chút quyền lợi gì, vì vậy nhân dân lại tiếp tục đấu tranh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).
- Sau khi Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng không ổn định về chính trị dẫn tới sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ.
- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh (tháng 12-1688).
⟹ Như vậy, với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh, quyền lực chủ yếu thuộc về Quốc hội (tầng lớp tư sản, quý tộc mới).
Câu 23
Cách giải:
* Về cuộc đời và hoạt động của Mác và Ăng-ghen
- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng thông minh; năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ Triết học. Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa cộng tác với các báo có khuynh hướng cách mạng. Bị trục xuất khỏi Đức, năm 1843 Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
- Phri-đrích Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men, thuộc vùng công nghiệp phát triển nhất của Đức lúc đó, Hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản, ông tỏ ra khinh ghét chúng. Năm 1842, ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của những người công nhân, công bố nhiều bài viết, trong đó có cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".
- Năm 1844, Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Cũng từ đây bắt đầu tình bạn lâu dài, bền chặt và cảm động giữa hai nhà lí luận cách mạng lỗi lạc.
* So sánh:
Trong quá trình hoạt động, Mác và Ăng-ghen đều có nhận thức đúng đắn về giai cấp vô sản, đó là giai cấp bị chủ nghĩa tư bản bóc lột và họ chính là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột đó nếu họ được trang bị lí luận cách mạng.
5. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử 8 (Mẫu số 5)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Duyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
A. Italia rời khỏi liên minh chống Đức.
B. Nga - Nhật tranh chấp về quyền lợi ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.
D. Mĩ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để xâm lược Phi-lip-pin.
Câu 2: So với cuộc cách mạng năm 1905 - 1907, cuộc Cách mạng tháng Hai của nhân dân Nga năm 1917 có điểm gì khác biệt?
A. Cách mạng diễn ra nhằm mục tiêu chống chiến tranh, lật đổ ách thống trị của Nga hoàng.
B. Lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân lao động Nga.
C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
D. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.
Câu 3: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là
A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
B. phát triển công nghiệp quốc phòng.
C. tập thể hóa nông nghiệp.
D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng.
B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.
D. nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo – Hung.
Câu 5: Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là
A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lý nền kinh tế.
C. nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
Câu 6: Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách mới”.
B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.
D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Câu 7: Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?
A. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
B. Thắng lợi của cách mạng tháng Hai ở Nga.
C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga.
D. Cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu.
Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới?
A. Đức kí văn bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
B. Chiến thắng Béc-lin của Hồng quân Liên Xô.
C. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
D. Chiến thắng Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc”.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Có đúng hay không khi cho rằng: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai”?
b. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1 - C | 2 - D | 3 - D | 4 - D | 5 - B | 6 - D | 7 - C | 8 - C |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
* Phát biểu ý kiến: “Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc” là nhận định đúng, phản ánh chính xác tác động từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Chứng minh nhận định:
- Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.
+ Mở ra một con đường giải phóng mới cho nhân dân các nước thuộc địa – con đường cách mạng vô sản.
- Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới:
+ Cách mạng tháng Mười Nga đã “chọc thủng khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”, góp phần làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc (chủ nghĩa đế quốc) suy yếu.
+ Nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- Sau Cách mạng tháng Mười, một loạt phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa tháng 3/1919 của nhân dân Triều Tiên chống lại ách cai trị của Nhật Bản; phong trào Ngũ tứ (4/5/1919) ở Trung Quốc; cuộc đấu tranh của nhân dân Áp-ga-nít-xtan chống lại ách cai trị của thực dân Anh (1919),...
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Có đúng hay không khi cho rằng: “Các nước Anh, Pháp,Mĩ…..”
* Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.
* Chứng minh nhận định:
- Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít.
+ Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ => gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít bành trướng ảnh hưởng.
- Kết luận: thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, Italia, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.
b. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động tới Việt Nam:
- Những thất bại liên tiếp trên các chiến trường và sau đó là việc Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (ngày 15/8/1945), đã khiến cho quân phiệt Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật ở Đông Dương hoang mang.
- Đại diện quân Đồng minh chưa tiến vào Đông Dương để thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
=> Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
Trên đây là các mẫu Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 8
Bộ đề Ngữ văn 8 sách mới có ma trận, đáp án (60 đề)
Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Ngữ văn 8 CTST
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng của lực lượng?
Đề thi học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm lớp 8