Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Tháp 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Tháp - Ngày 8/6 các học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ chính thức bước vào kỳ thi vào lớp 10 năm 2023. Sau đây là Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Tháp 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Trong kì thi tuyển sinh lớp 10 2023 tỉnh Đồng Tháp thực hiện thi tuyển đối với Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Quang Diêu và Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Đình Chiểu. Các trường THPT còn lại trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện xét tuyển. Lịch thi vào lớp 10 tỉnh Đồng Tháp 2023 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 08 đến ngày 10/6/2023.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Đồng Tháp 2023

Đang cập nhật....

2. Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Đồng Tháp 2023

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Đồng Tháp 2023

3. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Tháp 2022

NĂM HỌC 2022 2023 Môn: NGỮ VĂN (cơ sở)

Ngày thi: 15/6/2022 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng. đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba... a... a... bal

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 198).

a) Nhân vật “nó” là ai? Đoạn trích kể lại sự việc gi?

b) Đoạn trích thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn, tính cách của nhân vật “nó”?

c) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”.

d) Xác định và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.

Câu 2. (3,0 điểm)

Nhà văn Mĩ Henry David Thoreau từng viết:

Hãy sống theo niềm tin của mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới. Viết đoạn văn nghị luận trình bày về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng.

[...] Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Phạm Tiến Duật, trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 131-132).

Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

4. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Tháp

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày. tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn, Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói năng.

Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, tr.115)

a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

c) Xác định và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu: Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói năng.

Câu 2. (3,0 điểm)

Jamson Chia chia sẻ: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị.

(Jamson Chia, Những bài học không có nơi giảng đường, Nguyễn Ngọc Ưu dịch, NXB Thanh niên, tr.34)

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán tướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo..

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.128,129)

5. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Tháp

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn văn trên được trích trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Nội dung chính của đoạn trích: Lời tự giới thiệu của nhân vật Phương Định.

Biện pháp tu từ: So sánh “...nheo lại như chói nắng”

Câu 2:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống (Một trong những đức tính quý báu của con người mà ai cũng cần rèn luyện chính là ý chí, nghị lực).

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân đoạn

* Giải thích

- Nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

->Khẳng định câu nói đúng đắn...

Biểu hiện của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống:

+ Người có sự nỗ lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển hóa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Phân tích câu nói trong bài: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị ...

+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.

* Vai trò, ý nghĩa của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống

+ Sự nỗ lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate...

+Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.

+ Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.

+ Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

+ Người có ý chí, nỗ lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

- Bình luận, mở rộng

- Phê phán những người không có ý chí, nỗ lực vươn lên:

+ Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.

+ Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.

- Phương hướng rèn luyện:

+ Rèn luyện ý chí, sự nỗ lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

+ Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã.

+ Rèn luyện bản thân thành người có ý chí, nỗ lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.

+ Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí, sự nỗ lực, không có niềm tin về cuộc sống.

3. Kết đoạn

- Khẳng định lại vai trò quan trọng của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và vẻ đẹp hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp

2. Thân bài:

a. Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ "mặc kệ"cho thấy tự thể ra đi dứt khoát của người lính.

Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.

b. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

-> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

c. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

"Áo anh .....chân không giày"

NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực.

Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"

– Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

-> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buồi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

d. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Trên cánh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng-> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội

=>Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

- "Đầu súng trăng treo" "suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" (suy nghĩ của tác giả hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chở giặc của tác giả.)

+ Súng và trắng, gần và xa , thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

– Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.818
0 Bình luận
Sắp xếp theo