Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? Tế bào là bộ phận cấu tạo nên cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi con người. Vậy các bạn có biết bào quan nào điều khiển hoạt động sống của tế bào không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

Bào quan có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là nhân

Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

Nhân có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, vì:

  • Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào: cảm ứng, trao đổi chất, phân chia và lớn lên ...
  • Bên cạnh đó, nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do vậy nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân là cấu trúc quy định sự hình thành của protein, có vai trò quyết định trong di truyền học

2. Thành phần không thể thiếu của một tế bào là gì?

Thành phần không thể thiếu của một tế bào là:

  • Màng sinh chất
  • Tế bào chất
  • Nhân

Bởi đây chính là 3 bộ phận cấu thành một tế bào hoàn chỉnh, nếu thiếu đi bộ phận nào thì tế bào sẽ không thể phát triển bình thường được

Một tế bào điển hình gồm:

- Màng sinh chất:

- Chất tế bào:

+ Ti thể

+ Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy Gôngi

+ Trung thể

- Nhân:

+ Nhiễm sắc thể

+ Nhân con

3. Trong tế bào ti thể có vai trò gì?

Trong tế bào, ti thể tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Vai trò nổi bật nhất của ti thể là sản sinh "đồng tiền năng lượng" của tế bào, chính là phân tử cao năng ATP (tức dạng phosphoryl hóa của ADP), thông qua quá trình hô hấp tế bào; và đồng thời điều hòa hoạt động trao đổi chất tế bào. Phản ứng trung tâm trong tổng thể tiến trình sản xuất ATP chung quy lại là chu trình axit citric, hay còn gọi chu trình Krebs. Ngoài ra, ti thể còn đảm nhận hàng loạt chức năng khác bên cạnh vai trò chế tạo ATP.

=> Ti thể có vai trò cung cấp nguồn năng lượng cho tế bào.

4. Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

4.1 Hình dạng của tế bào cơ trơn

Hình dạng của tế bào cơ trơn là hình thoi, nhọn hai đầu. Tùy vào từng vị trí mà chiều dài của chúng cũng sẽ khác nhau.

4.2 Cấu tạo của tế bào cơ trơn

Cấu tạo của loại tế bào này chỉ có một nhân chứa 1 – 2 hạt nhân và không có vân ngang. Ở giữa của tế bào cơ trơn phình ra các sợi cơ có hình dạng khác nhau. Thường là hình trứng hoặc hình que bị gãy khúc. Ngoài ra, tế bào cơ trơn cũng có tế bào chất chứa nhiều myoglobin và các hạt glycogen.

Cấu tạo của tế bào cơ trơn còn có một số đặc điểm sau:

  • Màng tế bào của tế bào gồm các bào tương và màng đáy.
  • Lưới nội bào phát triển chưa hoàn thiện
  • Bên ngoài màng đáy của màng tế bào có những sợi tạo keo để gắn các sợi cơ với nhau.

Hoatieu vừa giới thiệu đến bạn đọc bào quan có vai trò điều khiển hoạt động sống của tế bào. Qua đó chúng ta nhận thức được nhân chính là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Tế bào phát triển liên hệ trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 10.995
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm