SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS
SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS giúp quý thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh môn Âm nhạc. Sau đây là nội dung chi tiết.
SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, những năm gần đây ngành giáo dục nước ta đã triển khai đồng loạt việc ứng bản đồ tư duy vào giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo của học sinh, mang lại sự hứng thú, ham học hỏi, tìm hiểu của học sinh qua từng tiết học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng bản đồ tư duy vào trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc, từ những kiến thức đã được học trong nhà trường sư phạm, căn cứ vào các cơ sở lí luận và thực tiễn, dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những phương pháp mới, những ứng dụng mới trong đó đặc biệt là việc đưa bản đồ tư duy vào quá trình giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn đồng thời cuốn hút, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc trong nhà trường để từ đó học sinh có thể áp dụng trong cuộc sống của các em.
Nhằm đạt hiệu quả cao trong ứng dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn âm nhạc tôi đã những nghiên cứu và viết lại kinh nghiệm về đề tài "Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môn âm nhạc ở trường THCS”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để dạy học cho học sinh THCS âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âm thanh bằng thời gian nó có ý nghĩa to lớn phát huy trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo.
Qua các phương pháp dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh có thể nắm được bài học đó, được tư duy trực quan bằng nhiều thao tác, phát huy tốt các năng lực của bản thân nhưng thực tế nếu ta chỉ dạy đơn thuần theo đúng nội dung từng bài học đương nhiên đã cung cấp được các kiến thức cơ bản cho học sinh xong để phát huy tối đa và biến những năng lực âm nhạc của học sinh thành khả năng cảm thụ và thái độ yêu thích âm nhạc thì người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình.
Khi nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mới trong công tác giảng dạy để tăng hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc, tôi tự nhận thấy mình cần nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng nhiều hơn, triệt để hơn kĩ thuật sử dụng BĐTD. Trong đề tài này, những vấn đề đưa ra cho dù vẫn còn trong phạm vi rất nhỏ nhưng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài " Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môn âm nhạc ở trường THCS" với mong muốn cùng chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân với các đồng nghiệp mong qua đó sẽ tìm được những lời giải hay nhất, phương pháp tốt nhất nhằm khắc phục được những vấn đề còn tồn tại trong dạy và học môn âm nhạc.
Với thực trạng về kĩ năng và hứng thú học, tìm hiểu về âm nhạc của học sinh trường THCS Hồng Thái Đông nơi trực tiếp giảng dạy, qua đề tài này tôi muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất để phục vụ, hỗ trợ cho công việc giảng dạy của mình, nhằm giúp cho học sinh có được những kĩ năng cơ bản đặc biệt là có hứng thú với việc học âm nhạc nói chung và các phân môn lí thuyết âm nhạc nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đây là đề tài "Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môn âm nhạc ở trường THCS" vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu từ tháng ............đến tháng ...........
- Trường................
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp quan sát:
Thu thập thông tin về các em thuộc các lớp từ khối 6 đến khối 9 bằng cách tri giác trực tiếp các nhân tố có liên quan.
2. Phương pháp điều tra:
Thu thập các thông tin trên cơ sở các câu trả lời về hứng thú và khả năng nhận thức của các em học sinh về môn âm nhạc.
3. Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Tìm hiểu tài liệu và học hỏi những người đi trước có liên quan đến đề tài và đã giải quyết như thế nào? Hiệu quả của các biện pháp đã sử dụng...
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện đề tài.
II.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Có thể nói, nền giáo dục nước ta đã trải qua hai giai đoạn cơ bản và hiện nay đang trong giai đoạn tiến tới giai đoạn thứ ba. Nếu ở hai giai đoạn trước, với chủ trương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm của mô hình và quá trình giáo dục với hình thức “ thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở giai đoạn mới này chúng ta đã tiến thêm một bước và sự có thay đổi cơ bản mà trung tâm của quá trình giáo dục là đối tượng học sinh.
Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy để đáp ứng điều này trong dạy – học, buộc các nhà giáo phải thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu và quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần đào tạo con người theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Chúng ta đã biết, nhiệm vụ cơ bản nhất của mọi hình thái giáo dục là truyền đạt kiến thức cho học sinh. Kiến thức được giáo viên nghiên cứu và lĩnh hội trước sau đó mới truyền tải các kiến thức này cho học sinh. Việc truyền tải đó được diễn ra như thế nào, bằng phương tiện nào, phương thức nào không phải là vấn đề mà điều quan trọng nhất là những thông tin, kiến thức phải được truyền tải một cách đầy đủ, chính xác.
Để xem đầy đủ nội dung, mời các bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS
4,8 MB 30/03/2021 11:07:15 SATải SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS PDF
7,7 MB 30/03/2021 11:06:33 SA
Gợi ý cho bạn
-
SKKN: Giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú lớp 2
-
SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trên phần mềm PowerPoint
-
Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học 2025
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật lí THPT sách mới
-
Sáng kiến kinh nghiệm Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
-
Báo cáo giáo viên giỏi THCS (Chương trình mới) 2025
-
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện 2025 (4 mẫu)
-
Sáng kiến kinh nghiệm về y tế học đường
-
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
SKKN Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Hình học cấp THCS
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
SKKN Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
SKKN Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5