Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018
Luật Thể dục, thể thao
Ngày 14/06/2018, Quốc hội ban hành Luật số 26/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Đáng chú ý, Luật này cấm tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép. Mời các bạn tham khảo.
QUỐC HỘI Luật số: 26/2018/QH14 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỂ DỤC, THỂ THAO
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:
“3. Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.”;
b) Bổ sung khoản 7 vào Điều 10 như sau:
“7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
a) Bổ sung khoản 1a vào Điều 11 như sau:
“1a. Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập.”;
b) Bổ sung khoản 6 và khoản 7 vào Điều 11 như sau:
“6. Tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác công trình thể thao phục vụ hoạt động thể dục, thể thao quần chúng.
7. Trẻ em, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ luyện tập thể dục, thể thao tại cơ sở thể thao theo quy định của Chính phủ.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được đánh giá bằng các tiêu chí sau đây:
a) Số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên;
b) Số gia đình thể thao;
c) Số cộng tác viên thể dục, thể thao;
d) Số câu lạc bộ thể thao;
đ) Số công trình thể thao;
e) Số giải thể thao tổ chức hằng năm.”;
b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 12 như sau:
“3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quần chúng sau đây:
a) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc cho học sinh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho lực lượng vũ trang theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên và lực lượng vũ trang.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng của địa phương mình.
5. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
6. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng phải tuân theo quy định của Luật này và có trách nhiệm quy định nội dung, hình thức, chế độ bồi dưỡng, giải thưởng và bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức giải thi đấu.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 21 như sau:
“1. Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các cấp học và trình độ đào tạo; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thể dục, thể thao cho hoạt động giáo dục thể chất ở các cấp học và trình độ đào tạo;
b) Quy định số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao ở các cấp học và trình độ đào tạo;
c) Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà trường;
d) Ban hành tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào Điều 21 như sau:
“5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trách nhiệm phối hợp của cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.”;
b) Bổ sung khoản 6 vào Điều 22 như sau:
“6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc; thành lập câu lạc bộ thể thao của học sinh, sinh viên.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 23 như sau:
“4. Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thi đấu thể thao trong nhà trường
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao để phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nhà trường.
2. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao ít nhất một lần trong mỗi năm học. Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể thao phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 27 như sau:
“3. Tổ chức huấn luyện, thi đấu thể thao ứng dụng nghiệp vụ phục vụ cho công tác, chiến đấu và thể thao thành tích cao.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Phát triển thể thao thành tích cao
1. Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của huấn luyện viên, vận động viên nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao.
2. Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc thù cho vận động viên nữ, huấn luyện viên nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vận động viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
b) Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;
c) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật;
d) Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;
đ) Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;
g) Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
h) Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;
i) Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Vận động viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;
b) Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;
d) Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết các điểm b, c, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao
1. Huấn luyện viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:
a) Được hưởng tiền lương và chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Được bảo đảm trang thiết bị huấn luyện;
c) Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong huấn luyện;
d) Được học tập chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn;
đ) Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Huấn luyện viên huấn luyện vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Huấn luyện viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuyển chọn vận động viên;
b) Quản lý, giáo dục vận động viên;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao sau khi được cơ quan sử dụng vận động viên phê duyệt;
d) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;
đ) Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao.
3. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, đ và e khoản 1 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Giải thể thao thành tích cao
1. Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam.
2. Đại hội thể thao toàn quốc.
3. Giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam.
4. Giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia hằng năm từng môn thể thao.
5. Giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc đăng cai tổ chức.
6. Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Giải thi đấu, trận thi đấu thể thao thành tích cao khác do liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.”.
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của các liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức các giải thể thao sau đây:
a) Giải thể thao quy định tại khoản 5 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng cai tổ chức giải trong trường hợp chưa có liên đoàn thể thao quốc gia;
b) Giải thể thao quy định tại khoản 6 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Giải thể thao quy định tại khoản 7 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Chủ tịch liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”.
16. Bổ sung Điều 38a như sau:
“Điều 38a. Thẩm quyền ban hành luật thi đấu của môn thể thao
1. Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia quyết định ban hành luật thi đấu của môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành.
2. Trường hợp chưa thành lập liên đoàn thể thao quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ban hành luật thi đấu của môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao
1. Điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 37 của Luật này được thực hiện theo quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
3. Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 37 của Luật này.
Trường hợp chưa thành lập liên đoàn thể thao quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 37 của Luật này.
4. Chủ tịch liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 của Luật này.
Trường hợp chưa thành lập liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 của Luật này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:
“Điều 40. Thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao
1. Tổ chức đề nghị đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc mạng điện tử một bộ hồ sơ đăng cai tổ chức giải quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao.
2. Hồ sơ đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thể thao, trong đó nêu rõ tên giải thi đấu, mục đích tổ chức, dự kiến thời gian, địa điểm, số lượng vận động viên tham gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài chính và các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn khi tổ chức giải;
b) Điều lệ giải thể thao;
c) Chương trình thi đấu.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này quyết định tổ chức giải thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 37 của Luật này quyết định tổ chức giải thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 44 như sau:
“2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.”;
b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 44 như sau:
“3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động thể thao chuyên nghiệp.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:
“Điều 49. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
2. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp phải tuân thủ các quy định của liên đoàn thể thao quốc gia và liên đoàn thể thao quốc tế khi tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp;
b) Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”.
22. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 51 như sau:
“2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi đã được cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 54 như sau:
“2. Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm đơn vị sự nghiệp thể thao, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao.”.
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
“Điều 55. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
“Điều 56. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao
1. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện theo quy định của Chính phủ.”.
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65 như sau:
“1. Trong quy hoạch, các dự án xây dựng trường học, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao theo quy định của Chính phủ.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 65 như sau:
“4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi lập kế hoạch sử dụng đất phải dành quỹ đất cho thể dục, thể thao phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao.”;
c) Bổ sung khoản 5 vào Điều 65 như sau:
“5. Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất dành cho công trình thể dục, thể thao, cơ quan có thẩm quyền phải bố trí quỹ đất tương ứng để thay thế.”.
27. Bổ sung Điều 67a như sau:
“Điều 67a. Đặt cược thể thao
1. Đặt cược thể thao là hình thức giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao được sử dụng để kinh doanh đặt cược.
2. Kinh doanh đặt cược thể thao phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Kinh doanh đặt cược thể thao là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược thể thao;
c) Hoạt động kinh doanh đặt cược thể thao phải minh bạch, khách quan, trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;
d) Đồng tiền sử dụng để đặt cược thể thao, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược thể thao là Đồng Việt Nam.
3. Chính phủ quyết định Danh mục các hoạt động thể thao được phép kinh doanh đặt cược thể thao, quy định chi tiết về kinh doanh đặt cược thể thao.”.
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 69 như sau:
“6. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.”.
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 71 như sau:
“5. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.”;
b) Bổ sung khoản 12 vào Điều 71 như sau:
“12. Công nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn tổ chức giải thể thao thành tích cao.”.
30. Bãi bỏ Điều 79.
Điều 2. Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thể dục, thể thao
1. Thay thế cụm từ “chuẩn y” bằng cụm từ “phê duyệt” tại khoản 3 Điều 68, khoản 3 Điều 70 và khoản 2 Điều 72.
2. Thay thế cụm từ “Ủy ban Thể dục thể thao” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 16, Điều 19, khoản 4 Điều 69 và khoản 9 Điều 71.
3. Thay thế cụm từ “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao” bằng cụm từ “Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại điểm b khoản 2 Điều 28, khoản 4 Điều 35, khoản 3 Điều 42, điểm a khoản 2 Điều 57 và khoản 4 Điều 61.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Thể thao được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018
350,5 KB 27/04/2021 5:31:24 CHTải Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 .pdf
638,4 KB 27/04/2021 5:25:17 CH
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Số hiệu: | 26/2018/QH14 | Lĩnh vực: | Thể thao |
Ngày ban hành: | 14/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Loại văn bản: | Luật | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Luật Quốc phòng 2018 số 22/2018/QH14
-
Luật Tố cáo số 25/2018/QH14
-
Luật tiếp cận thông tin 2016 số 104/2016/QH13
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Có thể bạn quan tâm
-
Thông tư 07/2017/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn
-
Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học
-
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
-
Thông tư 35/2016/TT-BYT danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế người tham gia bảo hiểm
-
Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
-
Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh
-
Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản
-
Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược
-
Quyết định 7051/QĐ-BYT Hướng dẫn xây dựng thí điểm chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện
-
Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp
-
Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
-
Chỉ thị 04/CT-BYT về tăng cường quản lý hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân
Bài viết hay Thể thao
Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế năm học 2022-2023
Công văn 2252/BHXH-QLT rà soát mã số bảo hiểm xã hội đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT
Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn Võ cổ truyền và Vovinam
Kết luận 86/KL-TTrB về thanh tra an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, chất thải y tế và hành nghề y tư nhân
Thông tư số 01/2013/TT-BVHTTDL
Thông tư 43/2016/TT-BYT quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác