Bộ đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2024

Tải về

HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc Bộ đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều có đáp án giúp các em học sinh lớp 6 ôn thi và đạt điểm số cao trong bài kiểm tra Văn lớp 6 cuối kỳ 1.

Sau đây là chi tiết bộ đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 sách mới được thiết kế theo cấu trúc phân bổ các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có kèm theo ma trận và lời giải chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách mới

1. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn KNTT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

"Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về

Câu 4 (0,75 đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?

Câu 5 (0,5 đ). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

PHẦN II: VIẾT (7 điểm).

Câu 1 (2,0 đ). Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (5,0 đ). Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.

Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn KNTT

I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 3,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính biểu cảm

0,25

0,25

Câu 2

- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả.

0,5

Câu 3

- Cụm danh từ: dáng mẹ yêu

- Cụm động từ: liêu xiêu đi về

=>dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng làm cho câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ

0,25

0,25

0,25

Câu 4

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên: so sánh, điệp ngữ (quê hương là..., quê hương là...,...)

- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người như: lời ru, tiếng ve, dòng sông, góc trời, cánh đồng, dáng mẹ tần tảo sớm hôm,...Qua đó thấy được tình yêu quê hương của tác giả

0,25

0,5

Câu 5

- Thông điệp: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một đẹp, giàu...

0,5

II. Viết

Câu 1 (2,0 đ).

1.Về hình thức, kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương dưới hình thức đoạn văn, lời văn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết câu hợp lý, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...

2. Về kiến thức: Học sinh có nhiều cách cảm nhận khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau

0,5

- Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên, là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

- Hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc luôn trong trái tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa.

- Tự hào về quê hương, cần trân trọng, yêu quý và xây dựng quê hương đẹp giàu.

1,5

Câu 2 (5,0 đ).

Câu 2 Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm

Mở bài

Giới thiệu được kỉ niệm một lần bị phê bình

0,5

Thân bài

- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

- Sự thay đổi của bản thân từ lần bị phê bình đó

1,0

1,0

1,0

Kết bài

Nêu ý nghĩa của lần phê bình đối với bản thân.

0,5

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,5

Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.

0,25

Ma trận đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn KNTT

Mức độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Văn học

Đoạn thơ lục bát

Nhận biết về thể thơ, phương thức biểu đạt

- Hiểu nội dung đoạn trích

- Rút ra được bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Số câu:2

Số điểm:1

Số câu:0

Số điểm: 0

Số câu:0

Số điểm: 0

Số câu: 3

Số điểm: 1,5

tỉ lệ% :25%

2. Tiếng Việt

- Cụm từ

- Biện pháp tu từ

- Chỉ ra cụm danh từ, cụm động từ, so sánh, điệp ngữ và hình ảnh so sánh, từ ngữ.

- Tác dụng của cụm danh từ, cụm động từ, phép so sánh, điệp ngữ

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:1

Số điểm:0,75

Số câu:1

Số điểm:0,75

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

tỉ lệ% 20%

3. Tập làm văn.

- Đoạn văn

- Bài văn tự sự

Viết đoạn

Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:0

Số điểm:0

Số câu: 0

Số điểm:0

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu: 1

Số điểm:5,0

Số câu: 2

Số điểm: 7,0

tỉ lệ% :55%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:

- Tỉ lệ%

Số câu: 2

Sốđiểm: 1,25

Tỉ lệ : 22,5%

Số câu:3

Số điểm:1,75

Tỉ lệ 27,5%

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu:7

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

2. Đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 1 CTST

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024-2025
MÔN: Ngữ văn 6
(thời gian: 90p - không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?

A. Em bé thông minh

B. Bánh chưng, bánh giầy

C. Sự tích Hồ Gươm

D. Con Giồng cháu tiên

Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?

A. Hả hê

B. Héo mòn

C. Khanh khách

D. Vui cười

Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.

C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.

D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

Câu 4. Truyền truyền thuyết là?

A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.

C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..

D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?

A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.

B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.

C. Là nhân vật bất hạnh.

D. Là những người thông minh.

Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?

A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.

B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

C. Thêm các yếu tố miên tả.

D. Thêm một vài chi tiết.

Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Câu 2: (6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.

Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 1 CTST

I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

C

C

A

B

A

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ

“chết như rạ”.

- Câu văn miêu tả đúng nội dung.

0,5

0,5

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề

0,5

c. Triển khai vấn đề:

a. Mở bài

Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó.

b. Thân bài

Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc:

- Sự việc khởi đầu - Sự việc phát triển - Sự việc cao trào - Sự việc kết thúc

c. Kết bài: Suy nghĩ về câu chuyện đã kể

0,5

0,5

1,0

1,0

0,5

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,5

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,5

Ma trận đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 1 CTST

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận biết

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

Thời gian

(phút)

1

Đọc hiểu văn bản

1.1 Đọc hiểu văn bản

- Lắng nghe lịch sử nước mình

- Miền cổ tích

3

6

3

6

15

2

Thực hành Tiếng Việt

1.2 Tiếng Việt

- Từ láy, trạng ngữ

- Đặt câu có thành ngữ

2

4

1

5

2

1

9

20

3

Tập làm văn

1.3 Tập làm văn

- Yêu cầu về viết bài văn kể

-Viết văn: kiểu văn bản kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1

2

1

73

1

1

75

65

Tổng

5

12

1

5

1

73

6

2

90

100

Tỉ lệ %

30

10

60

30

70

100

100

Tỉ lệ chung %

30

70

30

70

100

100

3. Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao Vệt Nam)

Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (1)

  1. Thơ lục bát
  2. Thơ song thất lục bát
  3. Thơ tự do
  4. Thơ sáu chữ

Câu 2 : Điền từ :Cách hiệp vần của thể thơ lục bát thường gieo vần .............câu lục và tiếng thứ 6 câu bát ở cặp thứ nhất, tiếng thứ 8 của câu bát vần ............ của câu lục sau, thường là vần bằng. (1)

  1. tiếng thứ hai
  2. tiếng thứ tư
  3. tiếng thứ sáu
  4. Tiếng thứ tám

Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? (3)

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

  1. Ẩn dụ
  2. So sánh
  3. Hoán dụ
  4. Nhân hóa

Câu 4. Các từ: Công cha, Thái Sơn là từ ghép đúng hay sai? (3)

  1. Đúng B. Sai

Câu 5. Hai câu thơ được dẫn ở câu hỏi số 3 gợi lên điều gì ở người cha? (2)

  1. Vất vả lo toan
  2. Công lao to lớn
  3. Yêu con tha thiết
  4. Giàu đức hi sinh

Câu 6. Bài ca dao trên nói về chủ đề gì? (4)

  1. Tình cảm gia đình
  2. Tình yêu quê hương đất nước
  3. Tình yêu thiên nhiên
  4. Tình cảm cha con

Câu 7. Hai câu thơ:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Gợi em liên tưởng đến câu nào sau đây? (4)

  1. Cha là bóng mát giữa trời
    Cha là điểm tựa bên đời của con.
  2. Cha là tất cả cha ơi
    Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương.
  3. Ơn cha nặng lắm ai ơi
    Nghĩa mẹ bằng trời chin tháng cưu mang.
  4. Xa cha lòng những quặn đau,
    Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần.

Câu 8. Hai câu ca dao cuối, người cha mong ước gì ở con? (5)

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

  1. Khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
  2. Thành công trong cuộc sống
  3. Sống có ích với xã hội
  4. Sống hiếu thảo, kính trọng cha mẹ

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Em hiểu bài ca dao muốn nhắn gửi chúng ta điều gì? (6)

Câu 10. Từ thông điệp của bài ca dao trên, em rút ra bài học gì về phận làm con đối với cha mẹ. (6)

II. VIẾT(4.0 điểm)

Hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú hơn.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

D

0,5

9

- Nêu và giải thích được thông điệp bài ca dao muốn nhắn gửi

1,0

10

- Rút ra được bài học và lí giải được vấn đề đã rút ra.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể về một trải nghiệm của bản thân.

0,25

c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

2,5

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm sẽ kể.

- Những sự việc chính trong trải nghiệm: bắt đầu, diễn biến, kết thúc…

- Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ và thơ lục bát

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

>>> Xem tiếp các bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách mới trong file tải về.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6 > Ngữ văn 6 CTST góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 207
Bộ đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm