Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm 2023
Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm 2023
Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm thêm chức danh lãnh đạo sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Vậy phụ cấp kiêm nhiệm được tính như thế nào? Dưới đây là quy định về cách tính phụ cấp kiêm nhiệm mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?
Phụ cấp kiêm nhiệm là loại phụ cấp mà cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang năm giữ công tác lãnh đạo sẽ được hưởng nếu như kiêm nhiệm thêm 1 hay nhiều chức vụ khác.
Phụ cấp kiêm nhiệm được tính với một vài chức danh nhất định, phần lớn là những chức danh cao còn những chức danh ở vị trí thấp hơn thì không có quy định về phụ cấp kiêm nhiệm.
Sau đây là chi tiết cách tính mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, mời các tham khảo.
2. Điều kiện được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm
Phụ cấp kiêm nhiệm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức khi có đủ điều kiện như sau:
- Đang giữ chức vụ lãnh đạo;
- Được cấp thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử, hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan đơn vị, nhưng chức danh lãnh đạo này khác với chức danh lãnh đạo cơ quan kia.
Vì thế có thể thấy người được phụ cấp là người đang giữ chức vụ lãnh đạo và được kiêm nhiệm thêm một chức vụ lãnh đạo khác.
3. Quy định về mức phụ cấp và cách tính phụ cấp kiêm nhiệm
Căn cứ Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp và cách tính phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
1- Mức phụ cấp:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
2- Cách tính trả phụ cấp.
a) Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x (10%)
b) Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
c) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy nếu bạn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm thì mức phụ cấp được tính là: 10% nhân với mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm nhân với mức lương tối thiểu chung.
4. Mức phụ cấp đối sỹ quan
Thông tư 25/2007/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007. Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công chức: Bằng 10% mức lương cấp hàm + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
5. Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án
Tại Điểm b Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 72/2017/TT-BTC quy định về phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án như sau:
“- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại một ban quản lý dự án được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc tại ban quản lý dự án. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án một tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của cá nhân đó.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm kiêm nhiệm ở nhiều ban quản lý dự án thì mức phụ cấp quản lý dự án kiêm nhiệm được xác định tương ứng với tỷ lệ thời gian làm việc cho từng ban quản lý dự án, nhưng tổng mức phụ cấp của tất cả các ban quản lý dự án làm kiêm nhiệm tối đa bằng 100% mức lương theo cấp bậc, phụ cấp lương được hưởng.
- Những người đã hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định tại Khoản này”.
Căn cứ quy định nêu trên, phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại ban quản lý dự án; cán bộ, công chức, viên chức được chủ đầu tư phân công làm việc kiêm nhiệm tại dự án do chủ đầu tư quản lý (không thành lập ban quản lý dự án) thì không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định trên.
6. Phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ Công Đoàn
Theo quy định tại điều 7 Quyết định 5692/QĐ-TLĐ về phụ cấp kiêm nhiệm với cán bộ Công Đoàn 2023 như sau:
Điều 7. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp kiêm nhiệm
a) Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan chuyên môn kiêm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn đồng cấp.
b) Cán bộ công đoàn cấp trên kiêm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp dưới là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm.
a) Chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 10% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.
b) Phó chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 7% mức lương và phụ cấp đang đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy mức phụ cấp kiêm nhiệm cán bộ Công Đoàn được tính với chức danh là chủ tịch, phó chủ tịch Công Đoàn cấp trên cơ sở còn những chức danh thấp hơn không được hưởng mức phụ cấp này.
Trên đây là tư vấn của HoaTieu.vn về cách tính phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định hiện hành ở mục Hỏi đáp pháp luật. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 78/2005/TT-BNV để nắm rõ quy định này.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm 2023
105,5 KB 26/09/2019 3:23:00 CHTham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch nghỉ Tết dương lịch, âm lịch 2025 của người lao động, cán bộ công chức
-
Hồ sơ thi viên chức giáo viên năm 2025 gồm những gì?
-
Quy định về luân chuyển giáo viên 2025 mới nhất
-
Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội 2025
-
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2025
-
Hệ số lương Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mới nhất 2025
-
Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
-
Hồ sơ xin việc giáo viên 2025 gồm những gì?
-
File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025
-
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên Tiểu học 2025
-
Quy định ngày công chuẩn của tháng 2025
-
Chế độ tiền thưởng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị định 73 2024