Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Ngữ văn 12 Nam Định 2025

Tải về

Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Nam Định môn Văn

Đề khảo sát chất lượng học kì 1 lớp 12 Nam Định môn Ngữ văn được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là đề khảo sát chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2024-2025 chính thức của Sở giáo dục Nam Định dành cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Nam Định môn Văn bao gồm đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.

Đề thi khảo sát chất lượng học kì 1 Sở Nam Định môn Văn

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Ngữ văn - lớp 12 THPT, GDTX (Thời gian làm bài: 120 phút)

Đề thi khảo sát gồm 02 trang.

Họ và tên học sinh:……………………………… Số báo danh:………….……………………………

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc bài thơ:

BAN MAI

(Nguyễn Quang Thiều)

Bóng tối đêm dần sáng như một con mèo nhung khổng lồ

bước đi uyển chuyển

Cái đuôi mềm của nó chạm vào tôi làm tôi tỉnh giấc

Tôi cựa mình như búp non mở lá

Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai

Những xôn xao lùa qua hơi ẩm

Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương

Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm

Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng

Ơi… ơi…ơi, những con đường thân thuộc

Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc

Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích

Tôi lách mình qua khe cửa, ơi… ơi…

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe

Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát

Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót

Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

Chiếc bánh xe trâu một nửa đã qua đêm

Một nửa thùng cỏ tươi còn trong bóng tối

Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức

Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình

(Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015, tr.13-14)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh biểu đạt cảm giác mới mẻ, niềm vui trong sáng của nhân vật trữ tình khi tỉnh giấc trước ban mai trong khổ 1 của bài thơ.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau:

Ơi… ơi…ơi, những con đường thân thuộc

Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc

Câu 4. Nêu tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và tiếng ai gọi, ai cười khúc khích lúc ban mai.

Câu 5. Từ hình ảnh “ban mai” trong câu thơ “Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình”, hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải đánh thức ban mai trong tâm hồn con người (trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích những liên tưởng của nhân vật trữ tình khi nghe giọng hát của người nông dân trong đoạn thơ ở phần Đọc hiểu:

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe

Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát

Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót

Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

Câu 2 (4,0 điểm)

Trước những tình huống thử thách trong đời sống, đôi khi người trẻ bộc lộ những năng lực mà chính họ cũng không biết đến.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về việc người trẻ cần đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong chính mình.

Đáp án

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

KHẢO THI SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 12

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Nhân vật trữ tình: chủ thể phát ngôn xưng tôi

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án hoặc “nhân vật tôi”: 0,75 điểm

- Trả lời sai: 0 điểm

0, 75

2

Những từ ngữ, hình ảnh biểu đạt cảm giác mới mẻ, niềm vui trong sáng của nhân vật trữ tình: cựa mình như búp non mở lá; ý nghĩ mỉm cười trong vắt.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời được 02 ý trong đáp án: cho 0,75 điểm

Trả lời được 01 ý trong đáp án hoặc trích dẫn hai dòng thơ: cho 0,5 điểm

Trả lời được một ý nhưng không đầy đủ: cho 0,25 điểm

0,75

3

- Biện pháp so sánh: con đường thân thuộc như ngón tay người yêu lùa vào chân tóc.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự mềm mại của những con đường; cảm giác thân quen, yên bình của nhân vật trữ tình đối với con đường.

+ Làm cho lời thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

Hướng dẫn chấm:

Chỉ ra được hình ảnh so sánh: cho 0,25 điểm

Nêu tác dụng của biện pháp so sánh: cho mỗi ý 0,25 điểm

0,75

4

Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

- Nghe tiếng bánh xe trâu lặng lẽ: hình dung chiếc xe mang đầy hương cỏ tươi lăn về phía hừng đông, thấy lòng xôn xao niềm vui khi cảm nhận được ánh sáng, sự tươi mới của cuộc sống bên ngoài.

- Nghe tiếng ai gọi, ai cười khúc khích: muốn lách mình qua khe cửa để đáp lời, cất tiếng, khao khát muốn hoà nhịp với cuộc đời. Hướng dẫn chấm:

Trả lời đầy đủ 02 ý trong đáp án hoặc trả lời 02 ý nhưng 01 ý

chưa thật đầy đủ: cho 0,75 điểm

Trả lời được 01 ý hoặc trả lời được 02 ý trong đáp án nhưng không đầy đủ: cho 0,5 điểm

Trả lời 01 ý trong đáp án nhưng còn sơ sài: cho 0,25 điểm

Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm.

0,75

.................

Xem toàn bộ đáp án trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.053
Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Ngữ văn 12 Nam Định 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng