Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?

Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất gì? Mỗi chương trình giáo dục đều có những mục tiêu hướng đến nhất định. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là gì? Chương trình này có gì khác với chương trình giáo dục 2006? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?

Chương trình giáo dục phổ thông nào cũng có mục tiêu thúc đẩy toàn diện năng lực học sinh. Mỗi chương trình GD được đưa ra trong từng thời kỳ nhất định để có sự đổi mới phù hợp hơn, sát sao hơn với từng giai đoạn của học sinh.

Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất sau:

  • Yêu nước:

Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày.

  • Nhân ái:

Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.

  • Chăm chỉ:

Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.

  • Trung thực:

Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.

  • Trách nhiệm:

Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.

2. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018

Bên cạnh các phẩm chất trên, chương trình GDPT mới còn phát triển cho học sinh những năng lực khác.

Để biết rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài: 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

3.  Điểm mới về mục tiêu của chương trình GDPT 2018

Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?

So với chương trình cũ, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:

Thay vì các môn đơn lẻ như trước đây, chương trình GDPT xây dựng các môn theo hướng tích hợp với 8 lĩnh vực giáo dục: Ngôn ngữ và văn học; Toán học; Đạo đức - Công dân; Thể chất; Nghệ thuật; Khoa học Xã hội; Khoa học Tự nhiên; Công nghệ - Tin học.

Số lượng các môn vẫn duy trì như trước nhưng chúng được sắp xếp theo thứ tự khác để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình GDPT: Sắp xếp theo hướng nội dung giáo dục mở và tăng cường tính tích hợp để nâng cao khả năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp, tăng cường tính phân hóa để phù hợp với từng học sinh nhằm phát huy cao nhất năng lực từng em học sinh. Có những bộ môn trước đây được xây dựng thành một môn để những kiến thức liên quan được xếp lại gần nhau tiện cho vận dụng vào dạy học. Trong quá trình dạy học cũng sẽ vận dụng những phương pháp dạy học cá thể để tăng cường phát huy năng lực từng học sinh. Chương trình mới cũng coi trọng việc làm thế nào học sinh được học tập trên lớp nhưng cũng tăng cường hoạt động tập thể, sinh hoạt xã hội mang tính trải nghiệm và sáng tạo.

Chương trình GDPT được biên soạn từ lớp 1 đến 12 với những điểm mới như bảo đảm các bộ môn hài hoà, thống nhất với nhau về mặt nội dung, thời gian, khắc phục những vấn đề tồn tại trước đây như chương trình bị cắt khúc, chồng lấn nhau. Ngoài ra, chương trình sẽ phát triển cho người học không chỉ kiến thức mà còn là năng lực cũng như đặt ra vấn đề yêu cầu năng lực đạt được của từng cấp học (chuẩn đầu ra hay yêu cầu cần đạt) vào từng môn.

Một điểm mới đáng chú ý là chương trình GDPT đặt ra yêu cầu phát triển học sinh theo hướng năng động hơn, có tư duy độc lập, có khả năng giải quyết vấn đề nên chương trình lần này mở rộng đến các hoạt động xã hội có hướng dẫn đối với học sinh.

Vừa rồi, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất gì? Các thầy cô có thể đọc thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 9.833
0 Bình luận
Sắp xếp theo