Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 phần Nguyễn Trãi

Tải về

Tác gia Nguyễn Trãi là một trong những nội dung kiến thức quan trọng các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 sách mới để tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng như tài sản văn học ông đã để lại cho hậu thế. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp đề kiểm tra Ngữ văn 10 phần Nguyễn Trãi với các ngữ liệu đọc hiểu, viết sử dụng các thi liệu từ tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi như Bảo kính cảnh giới, Ngôn chí, Thuật hứng...

Lưu ý: Bộ đề luyện Đọc hiểu Viết Ngữ Văn 10 Phần Nguyễn Trãi bao gồm 10 đề file word. Các  bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết.

Đề kiểm tra Ngữ văn 10 Nguyễn Trãi - đề 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy [1].

Có thân chớ phải [2] lợi danh vây [3].

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ [4] cây.

Cây rợp chồi cành, chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu [5], cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái [6] lòng ngoài thế,

Năng [7] một ông này đẹp [8] thú này.

(Ngôn chí, bài 10; Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi)

Chú thích:

[1] Thầy: Sư thầy, sư trụ trì của chùa. [2] Chớ phải: Đừng bị, đừng phụ thuộc. [3] Vây: Vây bọc, kìm hãm trong vòng danh lợi. [4] Bợ cây: Chăm nom, săn sóc cây. [5] Mấu ấu: Mầm cây củ ấu, một loại cỏ. [6] Tiêu sái: Thảnh thơi, phóng khoáng, thoát khỏi lụy tục. [7] Ngoài thế: Bên ngoài trần thế, ý nói tránh xa sự đời bon chen. [8] Năng: Khả năng, có thể; cũng có nghĩa là thường xuyên. [9] Đẹp: Vui vẻ, thích thú.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định những cặp câu có sử dụng phép đối trong bài thơ.

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ đầu.

Câu 4. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/ chị về cuộc sống, sinh hoạt của tác giả qua hai câu thơ:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ cây.

Câu 5. Cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào qua hai câu thơ sau?

Cây rợp chồi cành, chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu, cá nên bầy.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí, bài 10.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu/ Ý

Nội dung/ Yêu cầu cần đạt

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4.0

1

Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn/ Thơ Nôm Đường luật.

0.5

2

Những cặp câu sử dụng phép đối trong bài thơ:

- - Cặp câu thực: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén/ Ngày vắng xem hoa bợ cây.

- - Cặp câu luận: Cây rợp chồi cành, chim kết tổ/ Ao quang mấu ấu, cá nên bầy.

0.5

3

- - Biện pháp tu từ: So sánh (tựa = như, giống như)

- - Hiệu quả diễn đạt:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

+ Gợi lên sự thanh vắng, yên tĩnh, thoát tục của cảnh vật và sự thanh thản, nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn tác giả.

1.0

4

Cuộc sống và những sinh hoạt bình dị, dân dã, thanh cao và luôn hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên.

1.0

5

Cảnh thiên nhiên bình dị, giàu sức sống, được miêu tả rất sinh động bằng những hình ảnh gần gũi, đời thường.

1.0

II

VIẾT

6.0

1

Nghị luận xã hội

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đoạn văn phải đầy đủ 3 phần: mở đoạn (nêu vấn đề); phát triển đoạn (triển khai vấn đề); kết đoạn (kết luận vấn đề).

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh vận dụng phù hợp các thao tác lập luận, có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Sống hòa hợp với thiên nhiên là một lối sống lành mạnh, cần thiết.

- Sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ mang đến cho con người nhiều lợi ích.

- Cần phải nâng cao ý thức và có những hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành vi hủy hoại thiên nhiên.

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Viết đúng chính tả, dùng đúng từ, viết đúng câu.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt linh hoạt, mới mẻ, độc đáo và truyền cảm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

2

Nghị luận văn học

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài: giới thiệu được vấn đề; thân bài: triển khai được vấn đề; kết bài: khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Ngôn chí, bài 10

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; luận điểm rõ ràng, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng trong lập luận.

0.25

* Khái quát vấn đề: Tình bày khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ Ngôn chí, bài 10.

0.25

* Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ:

- Hai câu đề: Tâm hồn Nguyễn Trãi là một tâm hồn thanh cao, thoát tục, không vướng bận với lợi danh.

- Hai câu thực: Tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện là sự thư thái, thanh nhàn trong một cuộc sống bình dị, những thú vui tao nhã trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên nơi thôn dã.

- Hai câu luận: Tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện là một tâm hồn luôn gần gũi, gắn bó và rộng mở với thiên nhiên, một tâm hồn thiên nhiên tha thiết.

- Hai câu kết: Tâm hồn Nguyễn Trãi là một tâm hồn luôn sống ung dung, tự tại khi đã hoàn toàn thoát khỏi những ràng buộc, những bon chen danh lợi của cuộc đời để vui cảnh điền viên.

2.0

* Nhận xét, đánh giá

- Về nội dung: Bài thơ thể hiện một bức tranh cuộc sống sinh hoạt đời thường và một bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc dân dã, bình dị. Qua đó, Nguyễn Trãi đã bộc lộ một tâm hồn rất thanh cao, trong sáng và cũng rất tự do, tự tại. Đó là một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống – một Nguyễn Trãi trần thế bên cạnh một Nguyễn Trãi anh hùng.

- Về nghệ thuật: Bài thơ thể hiện rất rõ những đặc sắc nghệ thuật thơ quốc âm Nguyễn Trãi. Đó là sự sáng tạo ở thể thơ thất ngôn xen lục ngôn tạo nên một giọng điệu thơ rất tự nhiên và linh hoạt, ngôn ngữ và hình ảnh thơ thuần dân tộc, chất liệu nghệ thuật mang đậm màu sắc và hơi thở của thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

0.5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Viết đúng chính tả, dùng đúng từ, viết đúng câu.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt linh hoạt, mới mẻ, độc đáo và truyền cảm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

TỔNG

I + II

10.0

Đề kiểm tra Ngữ văn 10 Nguyễn Trãi - đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản:

Ngại ở nhân gian lưới trần

Thì nằm thôn dã mãi yên thân.

Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử

Viên hạc(1) đà quen bạn dật dân.

Hái cúc ương lan hương bén áo(2)

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn(3).

Đàn cầm suối trong tai dội(4)

Còn một non xanh là cố nhân.

(Thuật hứng 15, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 415 – 416)

Chú thích:

(1) viên hạc: con vượn và con hạc

(2) hương bén áo: hương của hoa như lưu trên trên áo

(3) tuyết xâm khăn: tuyết vương vít trên khăn

(4) Đàn cầm trong suối đã tai dội: tiếng suối chảy nghe như tiếng đàn dội bên tai

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Nhà thơ đã xem những đối tượng nào là bạn, là cố nhân?

Câu 3 (0,5 điểm) Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Hái cúc ương lan hương bén áo

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.

Câu 4 (0,5 điểm) Cuộc sống nơi thôn dã được nhà thơ miêu tả như thế nào?

Câu 5 (1,25 điểm) Giải nghĩa và đặt câu với từ “cố nhân”

Câu 6 (1,25) Bài thơ thể hiện những vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

Câu 7 (1,0 điểm) Em có nhận xét như thế nào về việc sử dụng ngôn ngữ và thể thơ của Nguyễn Trãi?

Câu 8 (0,5 điểm) Từ việc đọc hiểu nội dung của bài thơ trên, em hãy đề xuất một số giải pháp đề bảo vệ thiên nhiên.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng miệt thị ngoại hình đang tồn tại trong xã hội hiện nay.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,5

2

Những đối tượng nhà thơ xem là bạn: viên hạc, non xanh

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,5

3

Biện pháp tu từ:

Đối: số tiếng, đối ý

Liệt kê những thú vui tao nhã của nhà thơ: hái cúc, ương lan, tìm mai

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 1 đến 2 biện pháp: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,5

4

Cuộc sống nơi thôn dã: bình yên, giản dị, gần gũi, chan hòa với thiên nhiên

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời được ½ ý trên : 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm.

0,5

5

Nghĩa của từ “cố nhân”: bạn cũ, người quen biết cũ có quen biết trước hoặc kết bạn từ lâu.

Đặt câu: Hôm nay, cô ấy được gặp lại cố nhân

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương, đủ ý như đáp án: 1,25 điểm.

- Học sinh trả lời được một ý, hoặc hai ý nhưng diễn đạt chưa sắc sảo: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,50 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,25

6

Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương, đủ ý như đáp án: 1,25 điểm.

- Học sinh trả lời được một ý, hoặc hai ý nhưng diễn đạt chưa sắc sảo: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,50 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,25

7

- Về thể thơ: nhà thơ đã vận dụng sáng tạo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trong bài thơ chữ Nôm bằng cách xen lẫn những câu thơ lục ngôn.

- Về ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, bình dị. Đây là sự sáng tạo phá vỡ tính quy phạm của thơ trung đại.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được nhận xét và lí giải hợp lí: 1,0 điểm.

- Học sinh nêu được nhận xét, lí giải chung chung: 0,75 điểm

- Học sinh nêu được nhận xét, chưa lí giải: 0,5 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0

8

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ thiên nhiên

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người chung tay bảo vệ môi trường

- Không thực hiện những việc gây hại cho thiên nhiên: đốt rừng, xả rác, sử dụng hóa chất, săn bắt, giết hại động vật ….

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ của bản thân về hiện tượng miệt thị ngoại hình đang tồn tại trong xã hội hiện nay

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2,5

- Giải thích: Hiện tượng là hành động nhạo báng hoặc chế giễu ngoại hình của một người nào đó.

- Những biểu hiện:

+ Miệt thị người béo, người gầy, người lùn,…;

+ Miệt thị màu tóc, dáng người, bao gồm người nhiều cơ bắp hoặc ít cơ bắp;

+ Miệt thị các đặc điểm trên khuôn mặt.

+ Trong một số trường hợp, việc miệt thị ngoại hình của một người còn bao gồm miệt thị hình xăm, miệt thị việc đeo khuyên của người đó hay miệt thị những căn bệnh để lại dấu hiệu trên cơ thể người đó

- Nguyên nhân:

+ sự phát triển của xã hội hiện đại, ngày càng coi trọng hình thức bên ngoài

+ ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo có chứa nội dung trên

+ thói quen a dua, bắt chước bạn bè.

….

- Tác hại:

+ Gây mâu thuẫn, thiếu tính đoàn kết trong tập thể, cộng đồng

+ Tạo nên sự sai lệch trong nhìn nhận, đánh giá giá trị của con người, chạy theo hình thức bên ngoài sẽ dễ dàng đánh mất những giá trị cốt lõi, cần thiết bên trong trí tuệ và tâm hồn.

+ Tác động tiêu cực về tâm lí: thiếu tự tin, thụ động, đau khổ, chán nản.. ảnh hưởng lớn đến học tập, lao động và cuộc sống.

…..

- Giải pháp khắc phục:

+ Tăng cường tuyên thông về những giá trị sống để bồi dưỡng đạo đức, nâng cao nhân cách của con người

+ Tăng cường các hoạt động tập thể để các bạn trẻ thấu hiểu, thông cảm, gắn bó, từ đó nhận thức được điều gì thật sự có giá trị.

….

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

- Trình bày đầy đủ, nhưng còn đôi chỗ chưa sâu sắc: 1,75 - 2,25 điểm.

- Trình bày còn thiếu ý, chưa sâu sắc : 1,0 điểm – 1,5 điểm.

- Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

10,0

Đề kiểm tra Ngữ văn 10 Nguyễn Trãi - đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là,

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải luống ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Ngôn chí bài 3 - Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Chú thích:

– Thị phi: lời đồn, những dư luận.

– Cõi yên hà: khói mây, chỉ chốn thanh tịnh, bình yên

– Nài chi: cần gì

– Nước dưỡng: giữ nước ao trong để bóng trăng xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn

– Đất cày ngõ ải: cày rồi để cho ải, tức để hấp thụ nắng mưa rồi mới trồng trọt.

– Câu thần: câu thơ hay

– Dặng dặng ca: văng vẳng tiếng đàn, hát vang dội.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Hãy viết lại các dòng thơ lục ngôn..

Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra 02 từ Hán Việt được tác giả sử dụng trong câu thơ sau:

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,

Câu 3: (0,5 điểm) Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện không gian sống yên bình, thanh tĩnh qua trong hai câu thơ:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Câu 4:(1,0 điểm) Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải luống ương hoa.

Câu 5:(1,0 điểm) Hai câu sau giúp em hiểu điều gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi cáo quan về ở ẩn?

Bữa ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là

Câu 6:(1,0 điểm) Nhận xét về cách gieo vần trong bài thơ.

Câu 7:(1,0 điểm) Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ.

Câu 8: (0,5 điểm) Hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất từ văn bản trên.

II. VIẾT (4,0 điểm):

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

Câu thơ lục ngôn: Bữa ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là,

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng 2 câu : 0,5 điểm. Trả lời đúng 01 câu: 0,25 điểm

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

0.5

2

Chỉ ra từ Hán Việt: dưỡng, thưởng, thanh, trì, nguyệt.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng một từ : 0,25 điểm. Trả lời đúng 02 từ: 0,5 điểm

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

0.5

3

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện không gian sống yên bình, thanh tĩnh: Am trúc, hiên mai, cõi yên hà.

- HS trả lời như đáp án với 2 đến 3 hình ảnh : 0,5 điểm.

- HS trả lời được 1 hình ảnh: 0,25 điểm.

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

0.5

4

Hiệu quả của phép đối:

-Tạo sự cân đối, hài hòa.

-Nhấn mạnh những việc bình dị nhưng di dưỡng tâm hồn, gieo mầm cái đẹp và thưởng thức cái đẹp.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm.

- HS trả lời được 1/2 ý: 0,5 điểm.

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

1.0

5

Cuộc sống của Nguyễn Trãi khi cáo quan về ở ẩn:

- Thi nhân rất giản dị, an nhàn, đạm bạc mà thanh cao trong cuộc sống thường: Bữa ăn hàng ngày với “dưa muối”, món ăn quen thuộc với những người nông dân. Còn về trang phục, không phải là áo gấm lụa là như khi còn làm quan nữa mà đó là những tấm áo bình dị.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm.

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

1.0

6

Nhận xét cách gieo vần trong bài thơ:

- Gieo vần chân, vần bằng ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8: qua, hà, là, hoa, ca

- Cách gieo vần độc đáo, đúng theo luật gieo vần của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời giống như đáp án: 1,0 điểm.

- HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

1.0

7

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ:

-Tâm hồn yêu thiên nhiên, sống chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.

- Cốt cách cao đẹp.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời như đáp án và diễn đạt rõ ràng: 1,0 điểm.

- HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5điểm.

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

1.0

8

HS rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất, phù hợp với nội dung văn bản và với các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm.

- Trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm.

0.5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội: Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, Thân bài: Triển khai vấn đề thành những luận điểm, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng phù hợp, Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Viết bài văn nghị luận ( khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Dưới đây là vài gợi ý cần hướng tới:

- Giải thích vấn đề: Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng.

- Nêu ý nghĩa vấn đề: Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa trong đời sống xã hội: thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương.

- Quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận:

+ Ngưỡng mộ thần tượng: Có thần tượng đẹp sẽ là động lực đề hoàn thiện bản thân, phong phú đời sống tâm hồn, hướng tới những cuộc sống tốt đẹp…(HS kết hợp dùng dẫn chứng)

+ Tuy nhiên, mê cuồng thần tượng trở thành một thảm họa, gây hậu quả khôn lường, nhất là trong học đường, cần được phê phán: trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị…( HS kết hợp dùng dẫn chứng)

- Cơ sở nhận thức và thực tiễn: Trong đời sống, cần có thần tượng để ước mơ và vươn tới. Điều này vừa phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu thế văn minh của thời đại.

0.5

0.5

1.0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 729
Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 10 phần Nguyễn Trãi
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng