Ngôn chí bài 11 đọc hiểu

Ngôn chí 11 là một trong số các bài thơ hay của tác gia Nguyễn Trãi nằm trong tập Quốc âm  thi tập. Bài thơ cho thấy vẻ đẹp trong cốt cách con người của Nguyễn Trãi là một tâm hồn thanh bạch, bình dị với lối sống chan hoà với thiên nhiên và luôn nặng lòng với thời cuộc, luôn đau đáu được cống hiến cho đất nước, nhân dân. Sau đây là bộ đề đọc hiểu Ngôn chí 11 có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc hiểu Ngôn chí 11 tự luận - đề 1

Đọc văn bản sau:

NGÔN CHÍ(*) (Bài 11)

Cỏ xanh cửa dưỡng(1) để lòng nhân,
Trúc rợp hiên mai(2) quét tục trần.
Nghiệp cũ thi thư hằng một chức,
Duyên xưa hương hoả tựa ba thân (3)
Nhan Uyên(4) nước chứa bầu còn nguyệt,
Ðỗ Phủ(5) thơ nên bút có thần.
Nợ quân thân(6) chưa báo được,
Hài hoa còn bợn dặm thanh vân(7).

(Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

(*) Ngôn chí: ở đây, không giới hạn “nói chí” trong phạm vi hẹp (ý chí, chí khí, chí nam nhi) mà hàm chứa cả chí lẫn tình của nhà thơ.

(1) Dưỡng: nuôi dưỡng, giữ gìn

(2) Hiên mai: chỉ nơi ở yên tình của người ẩn dật (hiên: mái hiên; mai: cây mai)

(3) Ba thân: <chữ nhà Phật> thân kiếp trước, hiện tại, và tương lai, dịch chữ tam sinh.
dặm thanh vân: có khi còn dịch là dặm mây xanh, chỉ đường công danh

(4) Nhan Uyên: một môn đồ được Khổng Tử hết lời khen ngợi vì cái chí “an bần lạc đạo” (yên tâm với cuộc sống nghèo khó mà vui với đạo nghĩa).

(5) Đỗ Phủ: một nhà thơ lớn thời kì nhà Đường, Trung Quốc. Ông có tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được gọi là Thi Thánh.

(6) Quân thân: vua và cha mẹ.

(7) Hài hoa còn bợn dặm thanh vân: giày hoa(của kẻ sĩ làm quan) còn vướng vít với con đường làm quan.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Nơi ở của tác giả được nhắc tới trong những câu thơ nào?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối được sử dụng trong hai câu thơ:

Nghiệp cũ thi thư hằng một chức,
Duyên xưa hương hoả tựa ba thân.

Câu 4. Anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện ở hai câu cuối?

Nợ quân thân chưa báo được,
Hài hoa còn bợn dặm thanh vân.

Câu 5. Qua văn bản, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và lí giải thông điệp đó.

Đáp án

1

Văn bản được viết theo thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn hoặc thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

2

Nơi ở của tác giả được nhắc tới trong hai câu thơ:

Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân,
Trúc rợp hiên mai quét tục trần.
Hoặc: hai câu đầu; câu 1 và câu 2.

3

- Phép đối: Nghiệp cũ >< Duyên xưa; thi thư > < hương hỏa; hằng một chức >< tựa ba thân

- Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng hài hòa cho lời thơ;

+ Nhấn mạnh ý: nghiệp văn chương, sách vở (thi thư) mà Nguyễn Trãi hằng theo đuổi từ trước đến nay (cũ, xưa) chính là cái duyên lửa hương đã theo ông suốt ba kiếp (ba thân) từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai. Giúp nuôi dưỡng tinh thần cho thi sĩ, giúp bậc thi nhân tìm thấy niềm vui trong cuộc đời.

+ Gợi hình ảnh của một vị thi nhân với tâm hồn nặng lòng với nghiệp văn chương. Dù có cáo quan về quê làm một lão nông chi điền thì ông vẫn trung thành với nghiệp văn chương đến hết cuộc đời.

4

Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ:

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, luôn sống chan hoà với thiên nhiên.

- Tâm hồn luôn yêu và trung thành với văn chương.

- Tâm hồn luôn nặng lòng với thời cuộc, luôn đau đáu được cống hiến cho đất nước, nhân dân.
- Tâm hồn giản dị, thanh cao, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi.

5

- HS nêu thông điệp phù hợp với nội dung văn bản, với chuẩn mực đạo đức và xã hội. Có thể là:

+ Chúng ta nên trân trọng lối sống gắn bó, hòa hợp với tự nhiên.

+ Chúng ta cần có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, với đất nước.

+ Chúng ta không nên vì tiền bạc, danh lợi mà đánh mất nhân cách.

- HS lí giải hợp lí, thuyết phục.

Đọc hiểu Ngôn chí 11 tự luận - đề 2

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.

Câu 2. Xác định phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: Nhan Uyên nước chứa bầu còn nguyệt/ Đỗ Phủ thi nên bút có thần.

Câu 3. Chỉ ra những câu thơ lục ngôn trong bài thơ.

Câu 4. Món “nợ quân thân” trong bài thơ có thể hiểu là món nợ gì?

Câu 5. Nội dung chính của hai dòng thơ: Nợ quân thân chưa báo được/Hài hoa còn bợn dặm thanh vân

Câu 6. Bài thơ cho thấy vẻ đẹp nào trong cốt cách con người của Nguyễn Trãi?

Câu 7. Chỉ ra điểm tương đồng giữa các câu thơ của Nguyễn Trãi:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng- bài 5)

Và:

Nợ quân thân chưa báo được,

Hài hoa còn bện dặm thanh vân.

Câu 8. Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào về tác giả Nguyễn Trãi? (Hãy trình bày bằng đoạn văn khoảng 5-7 câu)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

- Thể thơ của bài thơ: Thất ngôn bát cú.

Câu 2:

- Phép tu tù được sử dụng là: Ẩn dụ

Câu 3:

Câu thơ lục ngôn trong câu thơ là: Nợ quân thân chưa báo được

Câu 4:

Nợ quân thân ở đây là món nợ vua tôi và cha mẹ chưa báo đáp được.

Câu 5:

Nội dung chính của hai dòng thơ: Nợ quân thân chưa báo được/Hài hoa còn bợn dặm thanh vân là:

Nợ quân thân ở đây là món nợ vua tôi và cha mẹ chưa báo đáp được. Dù Nguyễn Trãi đã phò tá vua Lê Lợi đánh tan giặc Minh, bình ổn đất nước, xưng vương và lên ngôi làm vua nhưng với ông chừng ấy chưa đủ. Phải cáo quan về ở ẩn trong tình thế đất nước vẫn còn thù trong giặc ngoài nên Nguyễn Trãi vẫn cảm thấy hổ thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn vua, chưa giúp được vua bình yên thiên hạ. Bên cạnh đó Nguyễn Trãi cũng bộc lộ cái nhìn đầy mỉa mai dành cho những kẻ chỉ hám danh, hám lợi mà bán cả cha mẹ, vua và đất nước.

Câu 6:

Bài thơ cho thấy vẻ đẹp nào trong cốt cách con người của Nguyễn Trãi là: một tâm hồn thanh bạch, bình dị với lối sống chan hoà với thiên nhiên và luôn nặng lòng với thời cuộc, luôn đau đáu được cống hiến cho đất nước, nhân dân.

Câu 7:

- Điểm tương đồng giữa các câu thơ của Nguyễn Trãi là:

Đều truyền tải một thông điệp về lòng nhân ái và tình yêu thương của Nguyễn Trãi. Câu thơ này truyền tải sự quan tâm và sự nhân ái của Nguyễn Trãi đối với những người xung quanh và khẳng định ý chí của ông trong việc giữ gìn và trân trọng tình yêu thương.

Câu 8:

Theo em Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà quân sự lỗi lạc, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của dân tộc, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba, là một danh nhân văn hóa thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự. Nguyễn Trãi dành cả một cuộc đời cống hiến cho sự phát triển của văn học và chính trị của dân tộc. Tuy vậy, cuộc đời của ông luôn mang nhiều bi thương nhưng để lại tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của các thế hệ con cháu sau này. Nguyễn Trãi xứng đáng là vị anh hùng, dân tộc, nhà thơ của thời đại.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 982
Ngôn chí bài 11 đọc hiểu
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng