Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị 2024

Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị 2024 được viết sau khóa học bồi dưỡng chính trị và nêu được tình hình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn tại địa phương. Mời các bạn tham khảo cùng HoaTieu.vn.

Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị.
Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị.

1. Bài thu hoạch trung cấp lý luận chính trị là gì?

Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị là mẫu bài thu hoạch mỗi học viên phải nộp khi chương trình bồi dưỡng đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị kết thúc. Việc nghiên cứu và làm bài thu hoạch này giúp cho mỗi học viên có thể nâng cao khả năng rèn luyện, vận dụng được những lý thuyết đã học vào thực tiễn

Qua đó, nâng cao hiệu quả đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể, vận dụng và hoàn thành tốt công việc trên cương vị của bản thân.

2. Bài thu hoạch trung cấp lý luận chính trị cần những nội dung gì?

Nội dung của bài trung cấp lý luận chính trị sẽ phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu và yêu cầu của giáo viên, nhưng về cơ bản cần bám sát những nội dung dưới đây.

Phần 1: Nội dung những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phần 2: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng Sản, lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam và nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở.

Phần 3: Những vấn đề cơ bản về Hệ thống Chính Trị, về Nhà nước Pháp luật, và về thủ tục quản lý hành chính của nhà nước.

Phần 4: Nội dung đường lối, chính sách của Đảng của Nhà nước về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Phần 5: Về kỹ năng lãnh đạo, về quản lý và về nghiệp vụ công tác mặt trận tổ quốc và toàn thể nhân dân cấp cơ sở.

Để cho bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị có chất lượng mỗi cán bộ học viên nên chú ý kiến thức được giảng dạy trên lớp, vì những người giảng dạy là những tên tuổi hàng đầu trong các ban ngành nhà nước, những kiến thức họ giảng thông thường rất thực tế, khó tìm kiếm trên sách báo, tài liệu. Khi làm bài thu hoạch mà quan điểm đúng đắn và phù hợp với những gì đã được giảng dạy cũng sẽ được đánh giá cao. Vì đây là bài thu hoạch chính trị nên câu từ phải chuẩn chỉnh, không sử dụng những từ ngữ thô tục, sai sót, mang tính kích động.

Dưới đây là mẫu một số bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị HoaTieu xin gửi đến bạn đọc.

3. Báo cáo thực tế lớp trung cấp chính trị

Thông qua những bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị, bài thu hoạch chính trị các bạn sẽ có thêm được gợi ý, ý tưởng để hoàn thành bài thu hoạch theo đúng yêu cầu. Sau khi kết thúc chương trình học, mỗi học viên của lớp trung cấp chính trị sẽ tự lựa chọn nội dung của bài thu hoạch, tự lựa chọn dựa trên yêu cầu chung của giáo viên hướng dẫn.

Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị là mẫu bài thu hoạch được sử dụng khi chương trình bồi dưỡng đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị kết thúc, đi nghiên cứu và viết bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị là một phần học quan trọng, giúp cho mỗi học viên có thể nâng cao khả năng rèn luyện, vận dụng được những lý luận vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể, góp phần vào việc thực hiện trong thực tế để hoàn thành tốt nguyên lý học đi đôi với hành.

Mời bạn đọc tham khảo mẫu bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị dưới đây nhé:

BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
DÂN VẬN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ\

A/- PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Đảng ta xác định mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn chủ văn minh”, với nhiều chiến lược đang đặt ra (vừa là thời cơ, vừa là thách thức ), đôí với đất nước ta trên nhiều lĩnh vực: đời sống kinh tế chính trị, văn hoá – xã hội, Quốc phòng – an ninh và đối ngoại. Vì vậy, mọi vấn đề của đất nước để được dân biết và ủng hộ công cuộc đổi mới đất nước của Đảng. Đó là đảm bảo quyền làm chủ của người dân thông qua quy chế dân ở cơ sở.

Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp ở nơi cư trú và cơ quan, đơn vị công tác; đảm bảo mọi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật đến tận dân là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với dân.

Lai Hoà là xã thuộc chương trình 135 của Thị xã Vĩnh Châu, vì vậy việc thực hiện quy chế dân là rất cần thiết và quan trọng. Do đó, em chọn đề tài thực hiện quy chế dân chủ viết bài thu hoạch nhằm thực quy chế dân chủ của xã mình trong thời gian tới.

B/- PHẦN NỘI DUNG

I/. Cơ sở lý luận

1.Quan điểm chủ nghĩa mác- Lê nin

– Dân chủ là một hình thức chính trị của xã hội, như vậy có thể dân là chính quyền thuộc về nhân dân, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là nhà nước của chế độ dân chủ.

– Dân chủ là khác vọng vươn tới, là mục tiêu đấu tranh của xã hội loài người, lịch sữ thế giới chứng tỏ rằng, sự phát triển của nền dân chủ qua các giai đoạn từng nấc thang là: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa.

– Dân chủ xã hội chủ nghĩa là đỉnh cao của nền dân chủ, vì các nền dân chủ. Trước đó là dân chủ của giai cấp thiểu số trong xã hội, dân chủ mang bản chất giai cấp sâu sắc giai cấp nào nắm được chính quyền vế tay mình cũng chỉ bảo đảm quyền dân chủ của giai cấp mình. Dân chủ chân chính là quyền làm chủ của mọi công dân đối với nhà nước, đối với toàn xã hội.

– Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị nhà nước của xã hội. Trong đó con người là thành viên trong xã hội có đủ tư cách công dân là quyền làm chủ của nhân dân.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh:

Cơ sơ quyền làm chủ của nhân dân là “ tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” dân là gốc, dân là chủ, dân làm chủ. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định “nhà nước ta là nhà nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì nhân dân, bao nhiêu quyền hạn điều là của dân”. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã là do dân bầu chọn nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Trong quá trình đổi mới đất nước, nền dân chủ ngày càng mở rộng về nội dung; dân chủ cả trong chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và các cấp từ trung ương đến cơ sở; Đến từng người dân cả về dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhằm xây dựng nền văn chủ xã chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quan điểm của về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:

Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở đã được Đảng ta chỉ rõ trong chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 24 tháng 04 năm 2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:

Đặc biệt phát quy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trong cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.

Vừa phát huy tốt chế độ dân đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc Hội, chính phủ, hội đồng nhân và uỷ ban nhân dân các cấp vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với ích của mình.

Phát huy dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế- văn hoá – xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

Nội dung và chế thực các quy chế dân chủ ở sở phải phù hợp với biện pháp và pháp luật, thể hiện tinh thần đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính sữa đổi những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp.

Trong thực quy chế dân hiện nay xã Lai Hoà đang thực hiện theo pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 20 tháng 04 năm 2007.

II/. Thực trạng trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

1/. Đặc điểm tình hình:

Lai Hoà là xã thuộc chương trình 135 của chính phủ, có vị trí địa lý: phía đông giáp xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu; phía tây giáp xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch đông tỉnh Bạc Liêu; phía nam giáp biển Đông; phía bắc giáp xã Hưng Thành, Tỉnh Bạc Liêu. Xã có bờbiển dài 7 km, diện tích tự diên 5888,48 ha, trong đó diện tích sản xuất 3.533 ha.

Xã có 11 ấp, với dân số 25.222 người, 4.577 hộ, trong đó dân tộc kinh 912 hộ, 4966 người, chiếm 19,93%, dân tộc khơme chiếm 3.359 hộ, 18.845 người, chiếm 73,39%, dân tộc Hoa chiếm 362 hộ,1.771 người, chiếm 6,68%. Hộ giàu 321 hộ, chiếm 7,01%, hộ khá 687 hộ, chiếm 15,01%, hộ trung bính 1613 hộ, chiếm 35,24%, nghèo 1435 hộ chiếm 31,35%, hộ cận nghèo 521 hộ, chiếm 10,54%.

Tổng số đảng viên của đảng bộ là 269 đ/c, trong đó ban chấp đảng uỷ có 20 d/c; ban thường vụ đảng uỷ có 07 đ/c; có 25 chi bộ trực thuộc, trong đó có 11 chi bộ ấp; 07 chi bộ trường học; 01 bộ hợp tác xã; 01 chi bộ quân sự; 01 chi bộ công An; 01 chi bộ DânVận; 01 chi bộ trạm y tế; 01 chi bộ khối đảng; 01 chi bộ khối chính quyền.

Tổng số đoàn viên; hội viên các đoàn thể là hiện có 7.752 đ/c, chiếm 30,74% so với tổng số dân trong đó: Đoàn thanh niên: 494 đoàn viên, chiếm 1,96% so với tổng số dân; HLHPN 2.585 hội viên chiếm 1025% so với tổng số dân; Hội cựu chiến binh 165 hội viên chiếm,065% so với tổng số dân; Hội LHTN 1.264 hội viên chiếm 5,01% so với tổng số dân; Hội nông dân 2.244 hội viên chiếm 8,90%so với tổng số dân; Hội người cao tuổi: 683 hội viên chiếm 2,71%so với tổng số dân; Công đoàn: 35 đoàn viên chiếm 1,71%so với tổng số dân; Hội chữ thập đỏ: 282 hội viên chiếm 1,12%so với tổng số dân.

2/. Cũng cố ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động:

Sau đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010-2015; xã tiến hành điều chỉnh bổ sung ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ có 16 đồng chí, do đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm trưởng ban, có 02 phó ban là 02 đồng chí phó bí thư xã Đảng uỷ xã đồng chí phó bí thư thừơng trực kiêm trưởng khối vận làm phó ban trực, các ban ngành là thành viên, có thông báo phân công cho từng thành viên cụ thể.

Điều chỉnh ban hành quy chế làm việc của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân. Tổ chức tổng kết các hoạt động của ban chỉ đạo và định hướng hoạt động hàng năm; ngoài ra tham gia với thường trực Hội đồng nhân dân xã tổ chức kiểm tra, giám sát các chuyên đề về kinh tế – xã hội thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, cải cách hành chánh, công tác tiếp dân, hoà giải ở cơ sở;

Trong quá trình thực hiện ban chỉ đạo chọ ấp Năm căn làm điểm chỉ đạo chung Thành lập 01 ban thanh tra nhân dân với 12 thành viên trong đó đồng chí phó Chủ tịch Mặt trận xã làm trưởng ban, các ấp đều có ban thanh tra nhân dân.

Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo tháng, quý, năm theo đúng quy định.

4. Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị số 1

Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều khâu, nhiều công việc khác nhau, song có một nội dung mà Người đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề kỷ luật của Đảng. Người khẳng định: "Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên". Đảng muốn mạnh thì trước hết phải có kỷ luật. Bằng ngược lại, nếu kỷ luật lỏng lẻo, Đảng chắc chắn sẽ suy yếu, không thể đảm đương được vai trò lãnh đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân trước những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn cách mạng. Thi hành kỷ luật trong Đảng cũng chính là để giáo dục, sửa chữa khuyết điểm, giúp loại bỏ những phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất, bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động của các tổ chức đảng và đảng viên, củng cố sự đoàn kết cũng như nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật của Đảng được thể hiện trong hàng ngàn bài nói, bài viết khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, di sản tư tưởng của Người về kỷ luật của Đảng có thể khái quát qua một số nội dung sau:

Thứ nhất, kỷ luật của Đảng phải là "kỷ luật sắt". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định điều này: "Đảng có kỷ luật rất nghiêm khắc, tất cả Đảng viên đều phải tuân theo". Hoặc là: "Đảng phải có kỷ luật rất nghiêm. Kiên quyết chống những hiện tượng phớt kỷ luật, phớt tổ chức". Kỷ luật sắt này phải được giáo dục, quán triệt ngay từ khâu giáo dục, bồi dưỡng chuẩn bị kết nạp Đảng: "Trước khi kết nạp một đảng viên mới, phải dựa vào quần chúng mà xem xét cẩn thận (...). Những điều ấy chưa đủ, còn phải giáo dục thêm về kỷ luật sắt và tự giác của Đảng..." Có thể thấy, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ luật là một vấn đề vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp tới sức mạnh của tổ chức Đảng. Kỷ luật của Đảng không có ngoại lệ, bất cứ cán bộ, đảng viên nào cũng phải phục tùng vô điều kiện.

Thứ hai, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác nêu gương thực hiện kỷ luật Đảng. Kỷ luật đặt ra là để mỗi cán bộ, đảng viên bắt buộc phải thực hiện, chấp nhận gò cái tôi cá nhân mình trong khuôn khổ của tổ chức. Tất cả để hướng đến thực hiện sứ mệnh cao cả nhưng rất vinh quang của một người đảng viên: đó là hi sinh quyền lợi cá nhân để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, khi sự giác ngộ càng cao thì tính bắt buộc càng ít đi. Đối với một cán bộ, đảng viên, khi đã giác ngộ lý tưởng cách mạng, thì họ phục tùng kỷ luật Đảng một cách tự giác, thoải mái mà không cần những biện pháp cưỡng ép, chế tài. Thậm chí, đặt mình trong kỷ luật Đảng, cũng có nghĩa là người cán bộ, đảng viên phải nêu gương, chấp nhận thiệt thòi, hi sinh lợi ích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đề cập đến vấn đề này một cách rất cụ thể: "Anh em ngoài Đảng cho là Đảng thiên tư thiên vị. Có không? Có. Nhưng cái "thiên" không phải như anh em ngoài Đảng tưởng. Cái "thiên" ở đây là: Thí dụ, hai anh A là người trong Đảng và B là người ngoài Đảng, hai người cũng làm một cơ quan ấy, cùng có thành tích như nhau thì anh A được khen thưởng thấp hơn anh B. Trái lại, hai anh A, B cùng có khuyết điểm, cũng một khuyết điểm ấy thì anh A phải bị phê bình hay xử trí nặng hơn anh B". Như vậy, chỉ có những cán bộ, đảng viên giác ngộ được lý tưởng cách mạng mới có thể tự giác hi sinh quyền lợi cá nhân để phục tùng kỷ luật Đảng một cách tuyệt đối; bằng ngược lại, họ sẽ luôn bị vấn đề lợi ích chi phối, không thể chấp hành kỷ luật Đảng một cách vô tư.

Thứ ba, kỷ luật của Đảng phải dựa trên tình đồng chí thương yêu nhau. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tăng cường kỷ luật Đảng không phải là để kỷ luật cho nhiều đảng viên, mà chủ yếu để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường khối đoàn kết trong Đảng. Ngay trong vấn đề xử lý các cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật cũng cần quán triệt nguyên tắc là nghiêm minh nhưng phải thấu tình đạt lý. Xử lý kỷ luật Đảng phải nhằm giúp cho người vi phạm nhận ra khuyết điểm của bản thân để không ngừng tiến bộ, chứ không phải để triệt hạ lẫn nhau. Nói về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Đoàn kết là sức mạnh của Đảng. Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, hai điều đó không thể rời nhau". Như vậy, mục đích của kỷ luật là để tăng cường đoàn kết, ngược lại, đoàn kết là để cùng đảm bảo thực hiện kỷ luật tốt hơn. Nếu không hiểu rõ và làm đúng tinh thần ấy, thì tổ chức Đảng sẽ mất đoàn kết và tan rã.

Thứ tư, kỷ luật của Đảng phải đi đôi với mở rộng dân chủ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai mặt dân chủ và kỷ luật trong Đảng luôn đi đôi và tác động qua lại với nhau. Cụ thể là có mở rộng và tăng cường dân chủ trong Đảng thì mới bảo đảm được kỷ luật nghiêm minh. Mặt khác, có bảo đảm được kỷ luật nghiêm minh thì mới tăng cường, củng cố được dân chủ trong Đảng. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta là nguyên tắc tập trung dân chủ. Do đó, khi bàn bạc, hoạch định chủ trương, đường lối, giải quyết công việc thì cần phải rất dân chủ; còn khi đã thống nhất triển khai thì phải tuyệt đối tuân thủ kỷ luật, không ai được nói khác, làm khác. Bàn bạc thiếu dân chủ thì sinh ra bất mãn, oán ghét, từ đó dễ vi phạm kỷ luật. Ngược lại, thi hành công việc mà kỷ luật lỏng lẻo, mỗi người một phách thì sẽ thành dân chủ quá trớn. Cả hai hướng đó đều đi đến điểm chung là kết quả công việc kém, tổ chức Đảng mất uy tín trước quần chúng nhân dân. Vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đề cập: "Nếu cán bộ không nói năng, không đề ra ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì để nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”. Vì thế, song song với siết chặt kỷ luật, cần phải mở rộng dân chủ thực chất trong Đảng. Mất dân chủ, dân chủ hình thức hoặc dân chủ quá trớn đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, làm suy yếu tổ chức Đảng.

Thời gian gần đây, vấn đề siết chặt kỷ luật Đảng đã được các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở quan tâm. Nhiều văn bản về kỷ luật đảng đã được ban hành như: Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ... Trên cơ sở nhìn nhận thẳng thắn, nghiêm túc, trách nhiệm về thực trạng vấn đề thi hành kỷ luật Đảng, nhiều cán bộ, đảng viên đã bị xử lý. Giai đoạn 2016 - 2019, có 1.111 tổ chức Đảng, 18.265 cấp ủy viên các cấp và 54.573 đảng viên bị xử lý kỷ luật. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 45 đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên. Trong số đảng viên bị kỷ luật, có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, gồm 2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 38 sĩ quan trong lực lượng công an, quân đội (cấp tướng là 23 người). Những kết quả nêu trên đã cho thấy quyết tâm chính trị rất cao Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá nhân đồng chí Tổng bí thư trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và siết chặt kỷ luật Đảng nói riêng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề thực hành kỷ luật của Đảng thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái”. Kỷ luật đảng có lúc, có nơi bị buông lỏng đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, song chủ yếu nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan. Có thể liệt kê một số nguyên nhân chính như sau:

Một là, do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, không làm tròn bổn phận của mình trước Đảng, trước nhân dân. Thêm vào đó, cơ chế kiểm soát quyền lực chậm được hoàn thiện, còn nhiều sơ hở.

Hai là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả.

Ba là, công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi còn hình thức, chưa thực hiện hiệu quả việc phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm của cán bộ, đảng viên. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi bị buông lỏng, hoạt động tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người dám thẳng thắn đấu tranh.

Bốn là, một số nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nội dung chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi và thiếu chế tài xử lý.

Năm là, một số cấp ủy đảng, đặc biệt là người đứng đầu chưa có quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo thiếu quyết liệt, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên. Từ đó dẫn đến việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm còn nể nang, thiếu cương quyết.

Từ việc phân tích các nguyên nhân như trên, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kỷ luật Đảng, có thể xây dựng một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, trong sinh hoạt đảng cần thực hành tự phê bình và phê bình cho thực chất, hiệu quả. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, đồng thời là phương pháp để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Làm tốt công tác này sẽ giúp cán bộ, đảng viên uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức, ngăn chặn có hiệu quả suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tự phê bình và phê bình nếu triển khai đúng nguyên tắc, chắc chắn sẽ giúp cán bộ, đảng viên nâng cao được ý thức chấp hành kỷ luật Đảng.

Thứ hai, trong Đảng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng ta, đảm bảo cho Đảng trở thành một tổ chức đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả kỷ luật Đảng, phải thực hiện nghiêm nguyên tắc này. Cụ thể là khi bàn bạc, thảo luận công việc thì cần tăng cường dân chủ, minh bạch; còn khi đã vấn đề thống nhất thì khi triển khai phải đề cao tính kỷ luật, dám chịu trách nhiệm. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho kỷ luật Đảng được thực hiện một cách nghiêm minh.

Thứ ba, phải tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Đây là một bộ phận quan trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả kỷ luật Đảng không thể tách rời hoạt động kiểm tra, giám sát. Hoạt động này không chỉ giúp phát hiện những biểu hiện vi phạm kỷ luật Đảng để xử lý, mà còn giúp kịp thời phát hiện tấm gương chấp hành tốt kỷ luật Đảng để biểu dương, khen thưởng, từ đó tạo sự lan tỏa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Chú ý rằng, kiểm tra, giám sát là công việc của toàn Đảng và mọi đảng viên, chứ không phải là nhiệm vụ riêng của ủy ban kiểm tra các cấp.

Thứ tư, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng. Một trong các nguyên nhân khiến cho kỷ luật Đảng bị buông lỏng, đó là do việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có biểu hiện nể nang. Do đó để nâng cao hiệu quả, hiệu lực kỷ luật Đảng, cần phải quán triệt quyết tâm chính trị cao từ trung ương xuống cơ sở. Việc xử lý kỷ luật nghiêm minh một mặt giúp loại bỏ những phần tử cơ hội, thoái hóa ra khỏi đảng, còn có tác dụng răn đe với những tổ chức, cá nhân khác, từ đó làm cho Đảng khỏe mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, nhưng lại là nhân tố quyết định đối với việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của kỷ luật Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Các cơ quan tuyên truyền, tổ chức, giáo dục của Đảng phải làm cho cán bộ và đảng viên nhận rõ và theo đúng kỷ luật của Đảng. Đối với mỗi công tác quan trọng, cần phải làm cho mọi người hiểu cái gì nên làm, cái gì nên tránh, thế nào là đúng, thế nào là sai kỷ luật của Đảng. Như vậy kỷ luật của Đảng sẽ được bảo đảm, công tác của Đảng sẽ được thuận lợi, nhiệm vụ của Đảng sẽ chắc chắn hoàn thành". Ngày nay nhìn lại, đã 90 năm từ khi Đảng ra đời, có thể thấy vấn đề kỷ luật Đảng chưa bao giờ vơi bớt tính thời sự. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường, kỷ luật Đảng đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả kỷ luật Đảng theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng cần phải được tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, để góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, để Đảng có đủ sức mạnh tiếp tục gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo Tổ quốc ta, nhân dân ta giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa trong tương lai./.

5. Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị số 2

Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị

BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
DÂN VẬN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
XÃ ...............

A/- PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài:

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Đảng ta xác định mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn chủ văn minh”, với nhiều chiến lược đang đặt ra (vừa là thời cơ, vừa là thách thức ), đôí với đất nước ta trên nhiều lĩnh vực: đời sống kinh tế chính trị, văn hoá - xã hội, Quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Vì vậy, mọi vấn đề của đất nước để được dân biết và ủng hộ công cuộc đổi mới đất nước của Đảng. Đó là đảm bảo quyền làm chủ của người dân thông qua quy chế dân ở cơ sở.

Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp ở nơi cư trú và cơ quan, đơn vị công tác; đảm bảo mọi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật đến tận dân là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với dân.

Lai Hoà là xã thuộc chương trình 135 của Thị xã Vĩnh Châu, vì vậy việc thực hiện quy chế dân là rất cần thiết và quan trọng. Do đó, em chọn đề tài thực hiện quy chế dân chủ viết bài thu hoạch nhằm thực quy chế dân chủ của xã mình trong thời gian tới.

B/- PHẦN NỘI DUNG

I/. Cơ sở lý luận

1. Quan điểm chủ nghĩa mác- Lê nin

Dân chủ là một hình thức chính trị của xã hội, như vậy có thể dân là chính quyền thuộc về nhân dân, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là nhà nước của chế độ dân chủ.

Dân chủ là khác vọng vươn tới, là mục tiêu đấu tranh của xã hội loài người, lịch sử thế giới chứng tỏ rằng, sự phát triển của nền dân chủ qua các giai đoạn từng nấc thang là: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là đỉnh cao của nền dân chủ, vì các nền dân chủ. Trước đó là dân chủ của giai cấp thiểu số trong xã hội, dân chủ mang bản chất giai cấp sâu sắc giai cấp nào nắm được chính quyền vế tay mình cũng chỉ bảo đảm quyền dân chủ của giai cấp mình. Dân chủ chân chính là quyền làm chủ của mọi công dân đối với nhà nước, đối với toàn xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị nhà nước của xã hội. Trong đó con người là thành viên trong xã hội có đủ tư cách công dân là quyền làm chủ của nhân dân.

2. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh:

Cơ sơ quyền làm chủ của nhân dân là “ tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” dân là gốc, dân là chủ, dân làm chủ. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định “nhà nước ta là nhà nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì nhân dân, bao nhiêu quyền hạn điều là của dân”. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã là do dân bầu chọn nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Trong quá trình đổi mới đất nước, nền dân chủ ngày càng mở rộng về nội dung; dân chủ cả trong chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và các cấp từ trung ương đến cơ sở; Đến từng người dân cả về dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhằm xây dựng nền văn chủ xã chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Quan điểm của về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:

Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở đã được Đảng ta chỉ rõ trong chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 24 tháng 04 năm 2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:

Đặc biệt phát quy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trong cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.
Vừa phát huy tốt chế độ dân đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc Hội, chính phủ, hội đồng nhân và uỷ ban nhân dân các cấp vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với ích của mình.

Phát huy dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế- văn hoá – xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

Nội dung và chế thực các quy chế dân chủ ở sở phải phù hợp với biện pháp và pháp luật, thể hiện tinh thần đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính sữa đổi những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp.

Trong thực quy chế dân hiện nay xã Lai Hoà đang thực hiện theo pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 20 tháng 04 năm 2007.

II/. Thực trạng trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong vịêc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

1/. Đặc điểm tình hình:

Lai Hoà là xã thuộc chương trình 135 của chính phủ, có vị trí địa lý: phía đông giáp xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu; phía tây giáp xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch đông tỉnh Bạc Liêu; phía nam giáp biển Đông; phía bắc giáp xã Hưng Thành, Tỉnh Bạc Liêu. Xã có bờbiển dài 7 km, diện tích tự diên 5888,48 ha, trong đó diện tích sản xuất 3.533 ha.

Xã có 11 ấp, với dân số 25.222 người, 4.577 hộ, trong đó dân tộc kinh 912 hộ, 4966 người, chiếm 19,93%, dân tộc khơme chiếm 3.359 hộ, 18.845 người, chiếm 73,39%, dân tộc Hoa chiếm 362 hộ,1.771 người, chiếm 6,68%. Hộ giàu 321 hộ, chiếm 7,01%, hộ khá 687 hộ, chiếm 15,01%, hộ trung bính 1613 hộ, chiếm 35,24%, nghèo 1435 hộ chiếm 31,35%, hộ cận nghèo 521 hộ, chiếm 10,54%.

Tổng số đảng viên của đảng bộ là 269 đ/c, trong đó ban chấp đảng uỷ có 20 d/c; ban thường vụ đảng uỷ có 07 đ/c; có 25 chi bộ trực thuộc, trong đó có 11 chi bộ ấp; 07 chi bộ trường học; 01 bộ hợp tác xã; 01 chi bộ quân sự; 01 chi bộ công An; 01 chi bộ DânVận; 01 chi bộ trạm y tế; 01 chi bộ khối đảng; 01 chi bộ khối chính quyền.

Tổng số đoàn viên; hội viên các đoàn thể là hiện có 7.752 đ/c, chiếm 30,74% so với tổng số dân trong đó: Đoàn thanh niên: 494 đoàn viên, chiếm 1,96% so với tổng số dân; HLHPN 2.585 hội viên chiếm 1025% so với tổng số dân; Hội cựu chiến binh 165 hội viên chiếm,065% so với tổng số dân; Hội LHTN 1.264 hội viên chiếm 5,01% so với tổng số dân; Hội nông dân 2.244 hội viên chiếm 8,90%so với tổng số dân; Hội người cao tuổi: 683 hội viên chiếm 2,71%so với tổng số dân; Công đoàn: 35 đoàn viên chiếm 1,71%so với tổng số dân; Hội chữ thập đỏ: 282 hội viên chiếm 1,12%so với tổng số dân.

2/. Cũng cố ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động:

Sau đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010-2015; xã tiến hành điều chỉnh bổ sung ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ có 16 đồng chí, do đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm trưởng ban, có 02 phó ban là 02 đồng chí phó bí thư xã Đảng uỷ xã đồng chí phó bí thư thừơng trực kiêm trưởng khối vận làm phó ban trực, các ban ngành là thành viên, có thông báo phân công cho từng thành viên cụ thể.

Điều chỉnh ban hành quy chế làm việc của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân. Tổ chức tổng kết các hoạt động của ban chỉ đạo và định hướng hoạt động hàng năm; ngoài ra tham gia với thường trực Hội đồng nhân dân xã tổ chức kiểm tra, giám sát các chuyên đề về kinh tế - xã hội thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, cải cách hành chánh, công tác tiếp dân, hoà giải ở cơ sở;

Trong quá trình thực hiện ban chỉ đạo chọ ấp Năm căn làm điểm chỉ đạo chung

Thành lập 01 ban thanh tra nhân dân với 12 thành viên trong đó đồng chí phó Chủ tịch Mặt trận xã làm trưởng ban, các ấp đều có ban thanh tra nhân dân.

Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo tháng, quý, năm theo đúng quy định.

3/. Thành tựu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong vịêc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

a/. Tình hình triển khai:

Bằng nhiều hình thức và nội dung tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ cho tất cả các Đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nắm rõ nội dung quy chế. Kết quả triển khai được như sau: Trong Đảng đạt 98,2%, BCH đoàn thể đạt 96,38%, đoàn viên hội viên đạt 81,16% và tuyên truyền ra dân đạt 61,45%.

Thông qua các cuộc họp lệ chi bộ, đảng bộ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng như Mặt trận các đoàn thể, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền được 478 cuộc có 14.542 lượt người dự và nghe.

Trong quá trình tổ chức thực hiện có tổ chức họp rút kinh nghiệm, để trên có sở đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của từng địa bàn ấp trong toàn xã.

Việc thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tuyên truyền đã đóng góp làm chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của nhân dân nói chung và đồng bàn dân tộc nói riêng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời góp phần thắng lại nhiệm vụ chính trị của địa phương.

b/. Kết quả trong việc thực hiên quy chế dân chủ xã Lai Hoà:

Thực hiện tốt chỉ thị số 30/CT/TW của bộ chính trị, và pháp lệnh số 34/PL/UBTVQH11 ngày 20/74/2007 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thị uỷ, cấp uỷ đảng chính quyền, mặt trận các đoàn thể, cơ quan đơn vị đều quan tâm chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ.

Vịêc thực hiện quy chế dân chủ ở xã đạt được kết qua sau:

*Nội dung công khai để nhân dân biết:

Nhằm đảm bảo việc thực hiện nội dung quy chế dân chủ một cách có hiệu quả theo đúng quy định, thời gian, những vấn đề cần thông báo cho nhân dân biết là nội dung quan trọng trong việc thực hiện quy chế, từ đó thông tin rộng rãi bằng nhiều hình thức như thông tin tuyên truyền, thông qua việc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân, các cuộc họp của các ban ngành đoàn thể, niêm yết công khai tại UBND Xã, nội dung cụ thể như: Luật thuế, luật nghĩa vụ quân sự, luật đất đai, luật hôn nhân gia đình,... dự toán thu chi ngân sách xã hàng năm, quyết toán thu chi các loại quỷ, những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ trương kế hoạch vay vốn, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, danh sách thanh niên được gọi nhập ngũ...Qua thực hiện các công việc nêu trên được nông dân đồng tình ủng hộ, được nhân dân đóng góp nhiều ý kiến, thiết thực góp phần thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương.

Đặc biệt là phát huy tốt vai trò, trách nhiệm có hiệu quả của tổ 1 cửa UBND xã.

* Nội dung dân bàn và và quyết định trực tiếp:

Ngoài những vấn đề cần thông báo kịp thời cho dân biết về còn những vấn đề quan trọng quyết định đến quyền lợi của nhân dân, xây dựng nông thôn của xã được Đảng uỷ - UBND xã quan tâm chỉ đạo thực hiện thông báo kịp thời rộng rải ra dân, nhằm để cho nhân dân trực tiếp bàn bạc và quyết định qua hình thức họp dân từng tổ, khu ấp để thông qua cho nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định cụ thể là:

Mức đóng góp của công trình phúc lợi, phục vụ cho cầu đường nông thôn, tiến hành họp dân xin ý kiến dân quyết định Xây dựng quy chế ấp văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tính dị đoan các tệ nạn xã hội, Họp xét bình nghị hộ thóat nghèo, các dự án hỗ trợ sản xuất, bàn bạc những công vịêc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, nội dung tập trung và có hiêụ quả nhất là việc bàn bạc thống nhất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi xây dựng kết cấu hạ tầng, mức đóng góp phương pháp tiến hành thi công, nạo vét kinh thuỷ lợi nội đồng, là cầu đường giao thông nông thôn, sắp xếp thứ tự ưu tiên trong xem xét xây dựng nhà tình nghiã, tình thương; các khoản đồng góp từ thiện, nhân đạo và các khoản khác ngoài quy định của Nhà nước. Tổ chức phê bình và tự phê bình trước dân, lấy phiếu tình nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND xã bầu và tổ chức hiệp thương giới thiệu bầu trưởng ban nhân dân ấp để dân quyết định.

Vấn đề dân bàn và quyết định trực tiếp đã tạo điều kiện cho nhân dân được quyết định trực tiếp những vấn đề có liên quan đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, từ đó được nhân dân đồng tình ủng hộ, hiệu quả công việc được nâng cao, trong quá trình bàn bạc và quyết định. Từ đó tạo niềm tin ở nhân dân, người tham gia đóng góp ngày càng nhiều hơn.

* Nội dung dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Thực hiện cơ bản nội dung dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định tập trung vào những nội dung như:

Trước khi quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án thâm canh định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của xã, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của xã và dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình dự án trên địa bàn; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư, hiệp thương lấy ý kiến chọn người ra ứng cử Đại biểu HĐND xã, dự thảo các kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia về y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường, các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, bình nghị hộ thóat nghèo, bình nghị hộ gia đình văn hoá…thì HĐND - UBND xã kết hợp với mặt trận, các ban ngành đoàn thể, BND các ấp tổ chức họp dân để nhân dân bàn bạc, có ý kiến đóng góp đề xuất đến HĐND - UBND xã ra quyết định.

* Nội dung nhân dân giám sát, kiểm tra:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, công tác giám sát kiểm tra của nhân dân đối với họat động của HĐND - UBND cũng như cán bộ nhân viên, đại biểu HĐND xã, nhằm tránh được hoạt động không hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác trên được cụ thể bằng hình thức thông qua các kỳ họp HĐND, nơi đại diện các đoàn thể tham dự, tiếp dân để hòa giải kịp thời, những khiếu nại, tố cáo của công dân, ban thanh tra nhân dân, thông qua cho nhân dân biết về hoạt động của HĐND, kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND Xã giải quyết khiếu kiện của công dân, dự tóan và quyết tóan ngân sách xã, thực hiện chế độ chính sách, các chương trình an sinh xã hội khác để nhân dân giám sát kiểm tra phát hiện chấn chỉnh kịp thời. Kết quả từ đầu năm đến nay đã thực hiện theo quyết định 167/CP của chính phủ đã thực hiện được 266 căn; đợt 1/2011 đã triển khai được 265 căn;

Thực hiện theo quyết định số: 74/Tgg năm 2010 về chuyển đổi ngành nghề là 235 hộ;

Hỗ trợ hộ nghèo theo quyết định số: 102/Tgg là 1.435 hộ ;

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo quyết định số: 268/Tgg là 1.435 hộ;

Hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo quyết định số: 471/Tgg mổi hộ được 250.000đ/năm với số tiền là 358.750.000đồng

Kết quả cải cách thủ tục hành chính: UBND xã có quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của công dân, bố trí phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, sắp xếp chỗ, nơi làm việc phục vụ tốt cho công tác cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" đáp ứng được yêu cầu; thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực theo quy định, từ đó đáp ứng kịp thời, giảm thời gian đi lại, giảm các thủ tục không cần thiết cho người dân; Trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, cán bộ luôn quan tâm hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, có tác phong, lề lối làm việc nghiêm chỉnh, văn minh, lịch sự, được nhân dân tín nhiệm. Tiếp nhận 32 vụ việc, đưa ra hòa giải 28 vụ việc, hòa giải thành 9 vụ việc, không thành 19 vụ việc, hiện còn tồn tại tổ hòa giải 04 vụ việc.

Từ khi thực hiện pháp lệnh số 34/PL/UBTVQH11 ngày 20/74/2007 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đưa nền kinh tế xã nhà phát triển đồng bộ trên nhiều lảnh vực đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân được cải thiện rõ rệt bộ mặt tnông thân này càng đôỉ mới. lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tuc phát triển và có nhiều tiến bộ; quốc phòng an nhinh được giử vững ổn định, hệ thống chính trị ngày càng được cũng cố hoàn thiện, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy hơn và có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

c/. Hạn chế

Việc triển khai pháp lệnh dân chủ chưa đều, chưa thường xuyên, mốt ít cấp uỷ Đảng, chính quyền, trưởng ban nhân dân ấp, lảnh đạo cơ quan đơn vị và cán bộ đảng viên, công chức quán triệt nội dung thực hiện Quy chế dân chủ chưa đầy đủ, một số nơi việc thực hiện bàn bạc lấy ý kiến nhân dân chưa được chú trọng và nội dung công khai còn chồng chéo, thiếu rõ ràng. nhất là việc tổ chức cho nhân dân kiểm tra giám sát các công trình xây dựng cơ bản, bên cạnh vẩn còn một bộ phận người dân ít quan tâm đến việc thực hiện Quy chế dân chủ.

Sự phối hợp giửa UBND xã với Mặt trận các đoàn thể từng lúc chưa được đồng bộ, hiệu quả chưa cao; hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn hạn chế, việc thực hiện pháp lệnh dân chủ gắn với cải cách hành chính chuyển biến còn chậm so với yêu cầu.

Mặt trận các đoàn thể chưa phát huy tốt vai trò chức năng giám sát và phản biện xã hội, từ đó chưa làm tốt nhiệm vụ đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân, trình độ năng lực một số cán bộ chưa nang tầm với nhiệm vụ đặt ra.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện pháp lệnh dân chủ, ban chỉ đảo thiếu kiểm tra chặt chẽ, một số ấp làm chưa tốt vịêc tổ chức họp định kỳ và sơ tổng kết theo quy định

* Nguyên nhân của thành tựu:

Có sự lảnh đạo, chỉ đạo sâu sát của ban chỉ đạo Thị uỷ và Đảng uỷ, phát huy vai trò tham mưu của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của xã.

Được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân thông qua vịêc tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ.

Đảng uỷ có chỉ đạo sơ tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế thiếu sót để thực hiện phát lệnh dân chủ ở xã

* Nguyên nhân hạn chế:

Sự phối hợp chưa đồng bộ nhịp nhàng của từng thành viên trong ban chỉ đạo cũng nhưng các ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện pháp lệnh dân chủ và những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân.

Trình độ năng lực của cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, chưa nắm vững nội dung pháp lệnh dân chủ, thiếu xây dựng kế hoạch, chưa thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát, việc nắm tâm tư nguyện vọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân còn chậm

* Bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương em rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần tiếp tục quán triệt chỉ thị 30 - TW và pháp lệnh 34 của UBTVQH, đến chi bộ Đảng viên, hội viên thông qua quy chế dân chủ, các ngành có trách nhiệm xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, khắc phục quan liêu thiếu trách nhiệm, mất dân chủ trong giải quyết các công việc, đẩy mạnh quan tâm xây dựng về tư tưởng cho đội ngủ cán bộ, Đảng Viên, đủ sức đáp ứng trong tình hình mới.

- Thực hiện đúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Phối hợp Mặt Trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra, kịp thời nắm tư tưởng, những kiến nghị có liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân.

- Ban chỉ đạo quy chế dân chủ xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân công từng thành viên, phát huy trách nhiệm hơn nữa, định kỳ sơ, tổng kết kịp thời khen thưởng cho tổ chức và các nhân, điển hình các khu dân cư thực hiện quy chế dân chủ.

3/. Phương hướng và giải pháp:

* Phương hướng

Thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương;

Cấp uỷ Đảng thường xuyên xuống địa bàn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để xây dựng phương hướng, kế hoạch cho những năm tiếp theo;

Báo cáo kết quả hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân biết;

- Tiếp tục tuyên truyền chỉ thị 30-TW và pháp lệnh 34 của UBTVQH về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

Niêm yết công khai thủ tục cải cách hành chính, quan tâm giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân được các ngành, các cấp giải quyết kịp thời, trách gấy phiền hà cho nhân dân nhất là trong giải quyết tranh chấp đất đai.

* Nhiệm vu:

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân. Ngòai việc thông qua các đoàn thể nhân dân còn thực hiện quyền kiểm tra và giám sát thông qua tổ chức ban thanh tra nhân dân.

Cấp uỷ Đảng chính quyền đã tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp, lấy ý kiến đối với đảng viên về việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân đề cao vai trò trách nhiệm, coi trọng phát huy dân chủ trực tiếp của nhân dân trong kiểm tra giám sát, tham gia đóng góp ý kiến cho cán bộ Đảng viên

Giữ mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thực hiện công tác phê bình và phê bình đối với cán bộ chủ chốt.

* Giải pháp:

Để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã trong thời giai tới được phát huy toàn diện vững mạnh như sau:

Kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở xã, nâng cao nâng lực chuyên môn, phảm chất đạo đức lối sống; bố chí sử dụng cán bộ hợp lý, đúng chuyên môn và nghiệp vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng bộ về việc thực hiện quy chế dân chủ.

- Sự phối hợp chặt chẽ giửa Mặt trận các đoàn thể trong công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở. Đồng thời gắn với cụôc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Thường xuyên tổ chức, đổi mới phương thức tập hợp nhân dân, đoàn viên, hội viên của các đoàn thể nhân dân, thường xuyên phản ánh, ý kiến về xây dựng Đảng, chính quyền; thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời có hướng chỉ đạo.

- Định kỳ sơ tổng kết đúng giá rút kinh nghiệm có biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.

- Phối hợp Mặt Trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra, kịp thời nắm tư tưởng, những kiến nghị có liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân.

III/- PHẦN KẾT LUẬN

1/. Kết luận

Qua nghiên cứu việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã Lai Hoà tôi rút ra kết luận:

Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở xã lai hoà, công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện luôn có sự phối hợp giửa chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, có xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, quốc phòng gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ.

Nhiều chủ chương, chính sách pháp luận của nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân được triển khai tốt thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”

Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã Lai Hoà đã góp phần đổi mới phương thức lảnh đạo và điều hành bộ máy chính quyền, kịp thời triển khai chủ trương của cấp uỷ trong việc phát triển kinh tế - xã hội tạo cho người dân phát triển sản xuất và tạo nên tinh thần đoàn kết gắn bó trong nhân dân, tinh thần tương thân tương ái gíup nhau xoá đói giảm nghèo.

2/. Kiến nghị

Quan tâm đạo tạo chuẩn hoá cán bộ xã, ấp và thực hiên tốt các chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi cán bộ nhất là sinh hoạt phí hành tháng đặc biệt là cán bộ không hưởng lương.

Quan tâm hỗ trợ vốn và dạy nghề cho hộ nghèo, đang gặp khó khăn trong cuộc sống về sản xuất.

Tăng cương công tác tuyên truyền thực hiện pháp lệnh dân chủ (băng, tài liệu, loa, hình …) bằng tiếng dân tộc vì toàn xã đến 73% là người dân tộc khơme.

Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở ấp nhất là nhà hợp cộng đồng (hiện nay xã có 8/11 ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng còn lại 3 ấp chưa có nhà sinh hoạt) nhằm giúp cho việc họp dân thuận tiện hơn.

Đề nghị hỗ trợ kinh phí cho công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

6. Bài thu hoạch lớp trung cấp chính trị số 3

BÀI THU HOẠCH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA XÃ .....................

A/- PHẦN MỞ ĐẦU

1/- Lý do chọn đề tài:

Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì giáo dục càng có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt là vai trò quản lý giáo dục của chính quyền cơ sở; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân; trong đó lực lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nồng cốt. Chính vì thế, giáo dục – đào tạo vừa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

Phát triển giáo dục của địa phương là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách, Chất lượng giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đây là một công việc không đơn giản, ngoài sự nổ lực của ngành giáo dục, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các khâu có liên quan, trong đó khâu quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng đặc biệt là quản lý giáo dục ở cơ sở nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của nhà nước để giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu. Nếu quản lý giáo ở cơ sở yếu thì cho dù đường lối, chủ trưởng của cấp trên có đúng đắn tới đâu thì cũng không mang lại kết quả cao được.

Chính vì vậy Trong nên em chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ở xã ....................., huyện Cù lao Dung”

2/- Mục đích chọn đề tài:

Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý giáo dục, đào tạo phù hợp, cụ thể với địa phương trong thời gian sắp tới.

3/. Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: ngày 27/03/20....

- Không gian: xã .....................

Đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ở xã ..................... năm 20.... ” nội dung giới hạn trong phạm vi quản lý hoạt động giáo dục ở địa bàn xã ..................... năm 20.... và giải pháp trong thời gian sắp tới.

4/. Phương pháp:

Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành phân tích nội dung, thống kê, đối chiếu với thực trạng quản lý giáo dục của xã ...................... Đồng thời tìm ra các giải pháp hiệu quả cho hoạt động giáo dục, để đưa chất lượng giáo dục của địa phương phát triển ngày càng tốt hơn nữa.

B/- PHẦN NỘI DUNG

I//- Cơ sở lý luận

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.

Do xuất phát từ vai trò giáo dục – đào tạo là “quốc sách hàng đầu” đối với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Sự phát triển của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của sự nghiệp phát triển giáo dục. Hoạt động quản lý giáo dục của của cơ quan quản lý nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển; làm cho hoạt động giáo dục đi vào trật tư kỷ cương; đảm bảo công bằng trong giáo dục, đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục, đào tạo của nhà nước, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình phát triển giáo dục.


Giáo dục đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiển. Việc nâng cao chất lượng chất lượng quản lý nhà nước đối với giáo dục là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sự nghiệp phát triển giáo dục

1/- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hoạt động giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo, nhà văn hoá lớn của thế giới, Người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng ngời sáng qua thực tiễn.

Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư tưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế tục và phát triển cao hơn cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, dân trí của thế hệ những người Việt Nam yêu nước. Người đã tố cáo đanh thép chế độ thực dân Pháp trong việc "làm cho dân ngu để trị", "gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát", đòi quyền "tự do học tập" và "thực hành giáo dục toàn dân". Đồng thời, Người đã dày công tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới của nhân dân lao động - nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và tính dân chủ cao cả, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người.

Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Người chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Người khẳng định: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu, thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải "đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sỹ được đi học". Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn - đó là con đường phát triển giáo dục. Người nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ.

2/- Quan điểm của về Đảng và nhà nước về quản lý hoạt động giáo dục

Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng đã ra quyết định số 14-NQ TW về cải cách giáo dục với tư tưởng; Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội Đảng. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản đảm đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân giúp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học. Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng của khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” . Coi trọng cả 3 mặt của giáo dục: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Đảng ta đã có những chuyển hướng về hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ. Nghị quyết 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đó nhấn mạnh quan điểm hợp tác đào tạo với các nước như sau:

- Dành ngân sách nhà nước thỏa đáng để cử những người giỏi và có phẩm chất tốt đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển.

- Khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. Để thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã dành 100 tỉ đồng đầu tư cho việc đào tạo ở nước ngoài vào năm. Vấn đề nhân tài ngày càng trở nên bức thiết, đến Đại hội IX, Trung ương Đảng một lần nữa nhấn mạnh rằng: "Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao. Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, đặc biệt chú ý đến con em công nhân và nông dân để đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học. Tăng ngân sách nhà nước cho việc cử người đi học ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Khuyến khích việc du học tự túc" Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng - chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học.

Tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng, miền. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn bằng. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng.

Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nông thôn.

Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Thực hiện phổ cập trung học ở những nơi đó phổ cập xong trung học cơ sở.

Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể từ bản, ấp trở lên và cán bộ khoa học kỹ thuật). Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Có chính sách bổ xung kiến thức cần thiết cho số học sinh dân tộc thiểu số đó tốt nghiệp trung học phổ thụng hoặc trung học cơ sở mà không có điều kiện học tiếp để cóc em trở về địa phương tham gia công tác ở cơ sở.

Hội nghị Trung ương 6, khóa IX đó đề ra 3 nhiệm vụ để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII:

Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân tài. Trong nhiệm vụ này, trọng tâm là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào các cấp học, bậc học. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tổ chức phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

Hai là, phát triển hợp lý quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội; vấn đề bổ túc tiểu học cho người lớn và phát triển giáo dục không chính quy; xõy dựng hệ thống trung tâm học tập cộng đồng.

Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là cơ hội học cao đẳng và đại học cho con em nông dân và các gia đình diện chính sách. Nhìn lại tình hình đất nước, trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đó đạt được những thành tựu to lớn cú ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thở nhiều nước đó vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng mở rộng, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn cũng bất cập của nguồn nguồn lực.

Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đó trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đấu tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cập và tụt hậu của giáo dục và đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ.

Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ.

Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển giáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lơi dể cho mội người học tập và học tập suốt đời. Điều hành hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta lại càng phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân lao động để họ tham gia hội nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước"; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hội, xã hội hóa", chấn chỉnh nền giáo dục Việt Nam; Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Bài thu hoạch mảng tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 73.219
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi