Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc

Tải về

Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc là mẫu dành cho các thầy cô viết ra sau khi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các bạn tham khảo.

Bài thu hoạch này mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Họ và tên: ...........................

Đơn vị: Trường ........................

BÀI THU HOẠCH MÔN ÂM NHẠC

Bài làm:

Câu 1: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có các yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục cốt lõi môn Âm nhạc lớp 1:

Các yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục cốt lõi môn Âm nhạc của lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

- Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.

- Hát rõ lời và thuộc lời.

- Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

- Nêu được tên bài hát.

- Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

- Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.

- Nêu được tên bản nhạc.

- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

- Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

- Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

- Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

- Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

- Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn

- Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

- Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

Câu 2. Lập kế hoạch 01 chủ đề và các kế hoạch bài học trong chủ đề đó.

CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG

I. Mục tiêu chung

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: có sự chuẩn bị về tinh thần, thái độ học tập; chuẩn bị đồ dùng học tập cho các tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: có tính kỷ luật, tham gia thảo luận, nêu ý kiến trong học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định, nhận biết và làm rõ thông tin, có khả năng giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc

- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát; Thể hiện đúng ba hình tiết tấu 1, 2 với nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể; Biết được nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay.

- Biết hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ (thanh phách, Tem-bơ-rin,…), bộ gõ cơ thể.

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2,. Đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, kết hợp gõ đệm, một cách phù hợp.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Biết tên bài hát, tính chất âm nhạc và cách trình bày bài hát.

- Nêu được tên bài hát và thể hiện cảm xúc, vận động theo nhịp khi tập hát và nghe hát.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết kết hợp thanh phách , trống nhỏ để gõ đệm.

- Biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc.

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

- Giáo dục học sinh quý trọng thầy cô, yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, tổ chức trò chơi, dạy học theo nhóm

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, nhóm, lớp.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa. Câu chuyện Hội thi giọng hát hay.

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách

1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Thời lượng

Thiết bị DH, Học liệu

Ghi chú

ND1: Học hát bài:

Mái trường em yêu

- Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa, tranh ghép.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

ND2: Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu Nghe bài hát: Cô giáo em

- Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

ND3: Luyện tập hình tiết tấu 1, 2

Câu chuyện Hội thi giọng hát hay

Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

ND4: Tổ chức hoạt động âm nhạc theo chủ đề 3

Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

2. Tổ chức thực hiện

Nội dung 1

Học hát bài: Mái trường em yêu

Nhạc và lời: Hải Long

Thời gian: 35 phút

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. Tìm các bài hát, bài thơ về chủ đề Thầy cô và mái trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, trình bày bài hát cùng cả nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định nội dung tiết học, giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát

- Biết gõ đệm bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- HS cảm nhận giai điệu của bài hát, biết các hình ảnh đẹp của gia đình trong bài hát

- Biết bài: “Mái trường em yêu” là một bài hát do nhạc sĩ Hải Long sáng tác

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết sử dụng thanh phách, trống nhỏ gõ đệm cho bài hát.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục học sinh quý trọng thầy cô giáo và yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm, tập thể.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách, trống nhỏ.

1. Hoạt động dạy học

3. Ổn định tổ chức:

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/Năng lực hình thành

1. HĐ1: Khởi động (5’)

- Nghe bài hát: Mái trường em yêu Nhạc và lời Hải Long

- GV mở nhạc hoặc hát mẫu cho HS nghe

- Hs nghe

- HS thực hiện luyện thanh theo hướng dẫn của GV.

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc

2. HĐ2: Tìm hiểu bài hát (3’)

- GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm trả lời (câu hỏi nằm trong nhiệm vụ GV đã giao trước để nhóm cùng tìm hiểu về tác phẩm), nhóm nào có câu trả lời nhanh nhất.

? Bài hát tên là gì? Tác giả của bài hát là ai?

- HS trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực hiểu biết âm nhạc.

3. HĐ3. Học hát (13’)

- GV trình bày bài hát.

- GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu:

Câu 1: Trường em đây xinh xinh có hoa rung rinh

Câu 2: Hàng cây cao lao xao như đón chào

Câu 3: Lời thầy sao ấm áp, mắt cô đầy yêu thương

Câu 4: Ơn thầy cô dạy dỗ, em nhớ hoài không quên

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu và ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

Kết hợp sử dụng đàn trong khi dạy.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài.

- GV chỉ định một vài nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS luyện tập bài hát theo hình thức cá nhân, theo nhóm.

- HS nhận xét

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc

4. HĐ4. Luyện tập – biểu diễn (10’)

- Hát và vỗ tay theo tiết tấu bài hát Mái trường em yêu

- Sử dụng thanh phách gõ đệm theo nhịp.

- GV giao nhiệm vụ ôn tập về các nhóm, nhóm trưởng hoặc các bạn khá trong nhóm phụ trách giúp đỡ các bạn yếu hơn.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

5. Tổng kết và đánh giá (4')

- Nội dung, ý nghĩa của bài hát?

- Gv cho HS kể tên một vài bài hát, bài thơ về gia đình.

- GV tổng kết, nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho bài học sau.

- Trả lời

- 2 – 3 HS kể

- Nhận xét bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề.

Nội dung 2

Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu

Nghe bài hát: Cô giáo em

Thời gian: 35 phút

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Năng lực âm nhạc:

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

- HS biết kết hợp vận động phụ họa.

- Biết nghe và vận động theo nhạc khi nghe nhạc.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Thể hiện được cảm xúc phù hợp với sắc thái khi biểu diễn bài hát.

- Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết sử dụng thanh phách, trống nhỏ gõ đệm và trình bày bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Nhớ tên bài hát, cảm nhận và vận động theo nhịp khi nghe nhạc.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục HS quý trọng thầy cô và yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học: cá nhân, làm việc theo nhóm.

III. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách, trống nhỏ.

1. Hoạt động dạy học:

2. Ổn định tổ chức:

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. Hoạt động khởi động (4’ )

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:

“Gọi điện” và trả lời các câu hỏi

* Giờ trước học bài hát gì

* Hãy trình bày bài hát

- GV nhận xét, đánh giá

- HS tham gia trò chơi

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực hiểu biết âm nhạc

2. Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu (18’)

- GV cho HS nghe lại bài hát.

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát.

- Ôn tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.

- GV hướng dẫn một số động tác phụ họa khi biểu diễn bài hát, khuyến khích học sinh tự tìm các động tác phù hợp

- GV yêu cầu.

- Gv nhận xét

- HS lắng nghe bài hát.

- HS thực hiện luyện tập cá nhân, theo nhóm.

- Hs dùng thanh phách, tem-bơ-rin, trống nhỏ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu theo hướng dẫn.

- HS luyện tập theo các hình thức: Cá nhân, nhóm

- 1,2 nhóm biểu diễn bài hát.

- Hs nhận xét.

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

2. Nghe bài hát: Cô giáo em (8’)

- GV mở bài hát cho HS nghe lần 1

- GV đặt câu hỏi

* Trong bài hát nhắc đến những ai?

+ Cô giáo trong bài hát được miêu tả như thế nào?

+ Tình cảm của HS đối với cô như thế nào?

+ Cô giáo dạy bạn nhỏ điều gì?

* Cảm nhận của em khi nghe bài hát?

- GV nhận xét

- GV mở nhạc và yêu cầu hs vận động nhịp nhàng theo bài hát.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

- HS vận động theo nhịp

- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

4. Tổng kết và đánh giá (5')

- Biểu diễn lại bài hát: Mái trường em yêu

- GV tổng kết và nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho giờ học sau.

- HS biểu diễn

- HS lắng nghe

Nội dung 3

Luyện tập hình tiết tấu 1, 2

Câu chuyện âm nhạc: Hội thi giọng hát hay

(Thời gian: 35 phút)

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận, ôn tập và chuẩn bị nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS biết thảo luận, nêu ý kiến, hoạt động nhóm hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2

- Hiểu nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- HS biết dùng trống nhỏ gõ tiết tấu.

- HS hình thành kĩ năng đọc nhạc.

3. Phẩm chất:

- Phát triển ở HS cảm xúc thẩm mĩ với âm nhạc.

- Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc.

- Giáo dục học sinh tình yêu đối với nhạc cụ dân tộc và ý thức bảo vệ các loại nhạc cụ đó.

4. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa, tranh minh họa câu chuyện

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, Trống nhỏ, thanh phách

- Học sinh: Thanh phách

III. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm.

1. Hoạt động dạy học

2. Ổn định tổ chức

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. Hoạt động khởi động (3’ )

- Trò chơi “Chuyền hoa” kết hợp ôn tập bài cũ

- HS chơi trò chơi và trình bày bài hát.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

2. Luyện tập hình tiết tấu số 1, số 2(15')

- GV thực hiện mẫu các động tác vận động cơ thể theo mỗi hình tiết tấu một cách chậm rãi

- Chia nhóm thực hành gõ tiết tấu, 1 nhóm gõ đệm bằng thanh phách, 1 nhóm vỗ tay đệm

- GV cho cả lớp hát lại bài Mái trường em yêu và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu 1, 2

- Đọc câu đồng giao và HD HS goc theo tiết tấu 1, 2

- Gv yêu cầu HS thực hành theo nhóm

- Gv nhận xét

- HS quan sát và thực hiện theo

- HS thực hiện luyện tập hình tiết tấu 1 và 2 theo hướng dẫn

- 1,2 nhóm lên thực hiện hình tiết tấu 1 và 2,

- HS nhận xét

- Năng lực cảm thụ, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

- Trống nhỏ, thanh phách, động tác cơ thể

3. Câu chuyện Hội thi giọng hát hay (15')

- GV đọc câu chuyện cho HS nghe 1, 2 lần và hỏi

+ Hội thi có những con vật nào tham gia?

+ Con vật nào được khen nhiều nhất?

+ Muốn hát hay em cần phải làm gì?

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

4. Tổng kết và đánh giá (2')

- GV tổng kết và nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho giờ học sau.

- HS lắng nghe

Nội dung 4

Hoạt động âm nhạc theo chủ đề 3

(Thời gian: 35 phút)

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Hát chính xác giai điệu, lời ca và biết hoạt động với bài hát.

- Dùng nhạc cụ gõ thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Nhớ tên bài hát, cách hát.

- Có phản xạ nhanh, biết điều tiết giọng hát, làm chủ cảm xúc khi thể hiện.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- HS biết dùng trống nhỏ, thanh phách, để gõ đệm cho bài hát.

- HS hình thành kĩ năng đọc nhạc.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu đối với nhạc cụ dân tộc và ý thức bảo vệ các loại nhạc cụ đó.

- Giáo dục HS quý trọng thầy cô và yêu mến trường lớp.

4. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, trống nhỏ, thanh phách, Tem-bơ-rin

- Học sinh: Thanh phách

III. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm.

1. Hoạt động dạy học

2. Ổn định tổ chức

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. Hoạt động khởi động (3’ )

- Trò chơi “Bắn tên” kết hợp ôn tập bài cũ

- HS chơi trò chơi và trình bày bài hát.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

2. Hoạt động âm nhạc theo chủ đề: Thầy cô và mái trường (15')

* Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu

- GV yêu cầu

- Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

- Tập hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát

* Biểu diễn bài hát:

- Gv yêu cầu HS biểu diễn bài hát dưới các hình thức tổ, nhóm, cá nhân

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Ôn tập bài hát theo các hình thức: Đối đáp, nhóm, cá nhân.

- HS luyện tập hát kết hợp gõ đệm bằng các nhạc cụ gõ.

- HS luyện tập các động tác đã được hướng dẫn hoặc thực hiện động tác của mình sáng tạo

- HSbiểu diễn

- HS nhận xét

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

3. Luyện tập tiết tấu 1, 2 (8')

- GV yêu cầu HS luyện tập từng hình tiết tấu

- Kết hợp 2 hình tiết tấu 1 và 2

- Đọc bài đồng dao thơ 3 tiếng theo hình tiết tấu 1

- Đọc bài đồng dao thơ 3 tiếng theo hình tiết tấu 2

- GV nhận xét, đánh giá

- HS luyện tập theo yêu cầu

- Hs nêu và trình bày trước lớp

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

4. Nghe bài Cô giáo em (5’)

- GV mở nhạc cho HS nghe bài hát Cô gió em 2 lần và hỏi 1 số câu hỏi về nội dung bài hát

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV

- Năng lực cảm thụ âm nhạc và giải quyết vấn đề

5. Tổng kết và đánh giá (4')

- Nêu những nội dung hoạt động trong chủ đề: Thầy cô và mái trường

- Đánh giá việc thực hiện chủ đề.

+ GV đánh giá, nhận xét

- GV giao nhiệm vụ cho giờ học sau.

- HS nêu

- HS tự đánh giá

- Lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ

Câu 2: Lập kế hoạch dạy học một chủ đề và các kế hoạch bài học trong chủ đề đó.

CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Học hát bài: BA NGỌN NẾN LUNG LINH

Thời gian: 35 phút

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. Tìm các bài hát, bài thơ về chủ đề gia đình yêu thương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, trình bày bài hát cùng cả nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định nội dung tiết học, giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát

- Thể hiện đúng 3 hình tiết tấu với nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc khi tập hát và nghe hát.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết sử dụng thanh phách, Tem-bơ-rin gõ đệm cho bài hát.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục học sinh tình yêu gia đình.

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm, tập thể.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, Thanh phách, Tem-bơ-rin.

- Học sinh: Thanh phách, Tem-bơ-rin.

1. Hoạt động dạy học

2. Ổn định tổ chức:

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. HĐ1: Khởi động (5’) Ghép tranh

- GV chuẩn bị 4 miếng ghép của 1 bức tranh hình ảnh đẹp, rõ nét, sát với nội dung bài hát.

- Tổ chức 2 nhóm HS thi ghép, nhóm nào xong trước là thắng.

- GV nhận xét, dẫn vào bài.

- Hs thi ghép tranh

- Năng lực phối hợp với các thành viên trong hoạt động nhóm

2. HĐ2: Tìm hiểu bài hát (3’)

- GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm trả lời (câu hỏi nằm trong nhiệm vụ GV đã giao trước để nhóm cùng tìm hiểu về tác phẩm), nhóm nào có câu trả lời nhanh nhất.

? Bài hát tên là gì? Tác giả của bài hát?

- HS trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực hiểu biết âm nhạc.

3.HĐ3. Học hát (13’)

- GV trình bày bài hát.

- GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu:

Câu 1: Ba là cây nến vàng

Câu 2: Mẹ là cây nến xanh

Câu 3: Con là cây nến hồng

Câu 4: Ba ngọn nến lung linh

Câu 5: La là lá la la

Câu 4: Thắp sáng một gia đình.

...................................................................

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu và ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

Kết hợp sử dụng âm nhạc trong khi dạy.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài.

- Gv chỉ định một vài nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS luyện tập bài hát theo hình thức cá nhân, theo nhóm.

- Hs nhận xét

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc

4. HĐ4. Luyện tập – biểu diễn (10)

- Hát và vỗ tay theo phách bài hát: Ba ngọn nến lung linh

- Sử dụng thanh phách, Tem-bơ-rin gõ đệm theo nhịp.

- GV giao nhiệm vụ ôn tập về các nhóm, nhóm trưởng hoặc các bạn tốt trong nhóm phụ trách giúp đỡ các bạn yếu hơn.

Ba là cây nến vàng

x x x

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

5. Tổng kết và đánh giá (4')

- Nội dung, ý nghĩa của bài hát?

- Gv cho HS kể tên một vài bài hát, bài thơ về gia đình.

- GV tổng kết, nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho bài học sau.

- Trả lời

- 2 – 3 HS kể

- Nhận xét bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 19.851
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm