Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu
Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài thi cử trong xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Thông qua giọng thơ trào phúng sắc sảo, tác giả đã bộc lộ sự xót xa, chua chát trước cảnh Nho học suy tàn và thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rối ren. Khoa cử, vốn được xem là con đường lập thân, giờ đây trở thành trò hề với những hình ảnh biếm họa đầy châm biếm về quan trường, kẻ sĩ và thời cuộc.
Bộ đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm, phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ và giá trị tư tưởng của bài thơ. Qua đó, các em không chỉ rèn luyện kỹ năng phân tích thơ ca mà còn nhận thức sâu sắc hơn về bối cảnh lịch sử và thái độ của Trần Tế Xương đối với thời cuộc.
Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu - đề 1
Đọc bài thơ sau:
VỊNH KHOA THI HƯƠNG (*)
(Trần Tế Xương)
Nhà nước ba năm mở hội khoa (1),
Trường Nam thì lẫn với trường Hà (2).
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ (3),
Âm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng (4) cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra (5).
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
Chú giải:
(*) Vịnh khoa thi Hương có bản ghi là Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu (tức chỉ khoa thi Hương năm 1987)
(1) Nhà nước: Bộ máy quản lí quốc gia, ở đây chỉ triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Ba năm: Theo lệ thường dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi Hương.
(2) Trường Nam: Trường thi ở Nam Định. Trường Hà: Trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc Kì thời xưa. Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hà Nội bị bãi bỏ. Từ năm Bính Tuất (1886), các sĩ tử trường Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định.
(3) Lọ: Lọ đựng nước uống (thí sinh làm bài ở trong lều cả ngày, phải mang theo đồ ăn, thức uống).
(4) Lọng: Có bản ghi là cờ.
(5), (6) Khoa thi Hương này có Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Pôn Đu-me (Paul Doumet) cùng vợ đến dự. Đây là cảnh đón rước Toàn quyền đến trường thi Nam Định tại làng Mĩ Trọng bấy giờ (nay thuộc thành phố Nam Định).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Cách thức tổ chức kì thi Hương được nhắc đến trong hai câu thơ đầu có gì thay đổi?
Câu 3. Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ 3 và 4.
Câu 4. Qua 4 câu thơ đầu, anh/ chị có cảm nhận gì về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
Câu 5. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong hai câu thơ 5 và 6:
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của tác giả trong hai câu thơ cuối.
Gợi ý đọc hiểu
Câu 1. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. Cách thức tổ chức kì thi Hương được nhắc đến trong hai câu thơ đầu về thời gian tổ chức: 3 năm nhà nước tổ chức một kì Hương - không thay đổi. Nhưng địa điểm tổ chức: Tại trường thi Nam Định và trường Nam thi lẫn với trường Hà => gợi sự nhốn nháo, lẫn lộn, ô hợp.
Câu 3: Hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ 3 và 4:
- Sĩ tử "vai đeo lọ" => lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.
- Quan trường "ậm ọe" => âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo mà không có uy gì cả.
=> Từ quan trường đến sĩ tử đều mất đi sự tôn nghiêm, trở nên thảm hại, nực cười.
Câu 4. Qua 4 câu thơ đầu, anh/ chị có cảm nhận gì về cảnh thi cử:
- Cảnh trường thi hiện lên hết sức khôi hài khi "thí sinh" mất đi cái vẻ nho nhã trí thức của thuở nào thì giám thị, giám khảo cũng không còn cái dáng nghiêm trang đáng tôn kính nữa.
- Cảnh thi hỗn tạp, nhố nhăng trong buổi đầu của chế độ thực dân và phong kiến Việt Nam, mà triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là cái bóng mờ thảm hại đến buồn cười.
Câu 5. Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong hai câu thơ 5 và 6:
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
- Phép đối: Lọng cắm rợp trời - váy lê quét đất; quan sứ đến - mụ đầm ra.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.
+ Đồng thời, gián tiếp bộc lộ nỗi niềm tủi nhục, chua xót của nhà thơ trước cảnh chướng tai gai mắt của những "ông Tây mụ đầm" trong hoàn cảnh mất nước.
+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, gây ấn tượng, cân xứng, hài hòa.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của tác giả trong hai câu thơ cuối.
Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than hướng đến những nhân tài đất Bắc – những người đang sống dưới chế độ thi cử hỗn tạp. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương đối thoại với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước, thức tỉnh những người trí thức đương thời về trách nhiệm với đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Tâm sự của nhà thơ ở hai câu cuối cho thấy niềm trăn trở khôn nguôi của một người trí thức yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc. Lời nhắn nhủ của tác giả Tế Xương vẫn còn ý nghĩa thức tỉnh với chúng ta về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới.
Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu - đề 2
Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vịnh khoa thi Hương
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Trần Tế Xương)
Câu 1: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”?
Câu 2: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?
Câu 3: Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?
Câu 4: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?
Câu 5: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.
Trả lời
Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu - đề 3
Anh/chị hãy đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Nhà nước ba năm mở hội khoa
Trường Nam thì lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Âm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đấy mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Trần Tế Xương)
Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 2. Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Tìm và phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu luận (câu 5 – 6)
Câu 4. Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”?
Trả lời
Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu - đề 4
I. Đọc hiểu văn bản
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Nhà nước ba năm mở hội khoa
Trường Nam thì lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Âm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đấy mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Trần Tế Xương)
Câu 1: Nêu nội dung chính của bài thơ
Câu 2: Xác định và nêu tác dựng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra.”
Câu 3: Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối.
Trả lời
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 8 bài phân tích Đây mùa thu tới hay đặc sắc
Phân tích bài Chân quê
Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao siêu hay
Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện
Năm mới chúc nhau đọc hiểu
Tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ Thu ẩm gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Top 9 bài cảm nhận về hình tượng nhân vật viên quản ngục
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu
150,6 KB 25/11/2022 10:35:00 SATải Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu doc
25/11/2022 11:02:43 SA
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
-
Đọc hiểu Hai đứa trẻ
-
Suy nghĩ về câu Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn
-
Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
-
Đọc hiểu Một người Hà Nội
-
Soạn Củng cố mở rộng lớp 11 trang 48 tập 1 KNTT
-
Soạn bài Cõi lá lớp 11 ngắn gọn dễ hiểu
-
Thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
-
Phân tích Lời tiễn dặn Cánh Diều hay, ngắn gọn
-
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 53
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Đọc hiểu bài thơ Xó bếp

Bài viết hay Ngữ văn 11
Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (chuẩn)
Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm lớp 11 CTST
Bài viết số 2 lớp 11 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính (6 mẫu)
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Tự tình 3 đọc hiểu