Viết bài văn phân tích truyện ngắn Áo Tết
Phân tích Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư
Áo Tết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn hay và ý nghĩa về tình cảm con người, đặc biệt là tình bạn. Tác phẩm đề cao sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến những người bạn của mình. Trong ứng xử với bạn bè cần tế nhị, cảm thông, thấu hiểu, không nên làm tổn thương bạn. Vì đó là cơ sở làm nên tình bạn đẹp, giúp cuộc sống ý nghĩa hơn. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Áo Tết có kèm theo bài văn mẫu phân tích Áo Tết lớp 9, mời các bạn cùng tham khảo.
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Dàn ý phân tích truyện ngắn Áo Tết
Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
Thân bài
- Nêu nội dung chính của tác phẩm:
+ Tác phẩm xoay quanh câu chuyện áo tết của hai nhân vật là bé Em và Bích. Bé Em được mẹ may cho bốn bộ áo tết, trong khi đó Bích, bạn của bé Em, vì nhà rất nghèo lại đông con nên chỉ được mẹ may cho một bộ áo tết.
+ Để Bích không cảm thấy tủi thân, trong ngày đi chúc tết cô giáo, bé Em đã mặc bộ đồ hơi giống Bích và nhận được lời khen của cô giáo. Hiểu được tấm lòng của bé Em, Bích thêm yêu quý bạn của mình.
+ Truyện ca ngợi tình bạn đẹp của nhân vật bé Em và Bích.
+ Truyện thể hiện cái nhìn đầy cảm thông, xót xa của tác giả đối với những em bé có hoàn cảnh nghèo khó trong xã hội.
- Nêu chủ đề tác phẩm:
Thông qua câu chuyện về áo tết và cách hành xử của nhân vật bé Em, truyện ca ngợi tình bạn chân thành giữa bé Em và Bích, ca ngợi tấm lòng nhạy cảm, tinh tế của bé Em đối với người bạn của mình.
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ…). Gợi ý:
+ Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, hấp dẫn.
+ Ngôi kể thứ ba khách quan, đa dạng góc nhìn.
+ Lời thoại ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm nhân vật.
+ Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ.
+ Suy nghĩ, hành động, tính cách nhân vật được thể hiện qua các hình ảnh đối lập tương phản: đó là những mâu thuẫn trong suy nghĩ và cảm xúc của bé Em; đó là sự tương phản về hoàn cảnh gia đình của hai nhân vật bé Em và Bích.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trẻ em và xây dựng nhân vật độc đáo, đặc biệt là xây dựng hình tượng nhân vật bé Em.
(Học sinh sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết)
Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm
Phân tích truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư lớp 9
George Sand từng nói: “Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người.”. Từ xưa đến nay, những nhà thơ, nhà văn chân chính bao giờ cũng là những người nghệ sĩ tài hoa, nặng tình với cuộc đời, với con người và luôn phát hiện được những vẻ đẹp bình dị của con người, của cuộc sống để phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật, giúp cho người đọc thanh lọc tâm hồn, hướng thiện. Đến với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư – một cây bút đa tài với văn phong trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương, chúng ta sẽ cảm nhận được “ánh sáng” nhân văn mà tác giả truyền thấm vào trái tim mỗi người. Truyện ngắn “Áo Tết” thể hiện đặc trưng phong cách sáng tác truyện của tác giả. Câu chuyện kể về tình bạn đẹp giữa bé Em và bé Bích. Đó là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, giàu tình yêu thương. Đọc truyện, chúng ta cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu của những bạn nhỏ, từ đó biết trân trọng tình bạn.
Truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa chân thực, sinh động tình cảm yêu thương giữa những người bạn tốt, đó là câu chuyện v tình bạn đẹp của bé Em và Bích rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ. Tình cảm chân thành, trong sáng, ấm áp, yêu thương của bé Em đối với bé Bích, một cố bạn nhà nghèo đã hấp dẫn người đọc ngay từ đầu câu chuyện. Bé Em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có cuộc sống đầy đủ, được mẹ yêu thương, chăm sóc và không khí gia đình hạnh phúc, không phải lo toan, làm việc vất vả như Bích. Mặc dù có sự cách biệt về hoàn cảnh sống thế nhưng bé Em và bé Bích chơi thân với nhau từ nhỏ, ngồi cùng bàn học từ lớp một điều này đã thắt chặt tình cảm của hai cô bé, chúng biết yêu thương, thấu hiểu nhau, lúc nào cũng tíu tít như đôi chim sẻ, đi đâu cũng có nhau. Đến ngày Tết, bé Em được mẹ mua cho một chiếc váy hồng nơ hoa rất xinh. Cô rất yêu thích và tưởng tượng cảnh mình diện chiếc váy hồng xinh xắn này thì thật là tuyệt vời biết bao. Đó là bộ đồ rất sang trọng, là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ được một lần khoác lên mình chiếc váy xinh đẹp như các nàng công chúa trong các câu chuyện cổ tích. Bản thân bé Em cũng có cảm giác sung sướng khi được mẹ mua cho bộ váy đó: “Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: “- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi”. Và cái cách bé em nghĩ đến cảnh nó diện bộ váy đó vào người trong ngày Tết đến thăm cô giáo mới đáng yêu làm sao: “Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.”. Phải là người am hiểu thế giới tâm hồn trẻ thơ, thấu hiểu được niềm hạnh phúc của các em nhỏ thì nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mới khắc họa sinh động, chính xác tâm lí của những đứa trẻ có được bộ đồ đẹp mặc khoe với bạn bè trong những ngày Tết đến vậy.
Niềm vui khi có bộ đồ mới, người đầu tiên bé Em muốn chia sẻ là Bích – cô bạn thân: “Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.”. Nhưng khi đến nhà trò chuyện với Bích về chuyện quần áo mới đi chơi Tết: “- Còn mấy ngày nửa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?... - Vậy mầy được mấy bộ?”, và khi nghe Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không”. Cái Bích nói: “- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi.... - Có một bộ hà.” thì: “Bé Emm hoàn toàn thấu hiểu đối với hoàn cảnh nghèo túng, thiếu thốn của gia đình Bích. Bởi, hơn ai hết, Em hiểu được gia đình Bích nghèo, đông anh em; mẹ làm lụng quanh năm vất vả. Dù rất thích chiếc váy mẹ tặng và rất muốn được trưng diện với bạn bè trong của mình nhưng bé EM lại không dùng đến vì nghĩ đến bạn của mình. Đến ngày Tết, hai đứa đi thăm cô, bé Em mặc bộ đồ gần giống bé Bích không muốn để cho Bích phải tủi thân, nên bé Em: “Lại rủ con Bích đi chơi. Hai chứ đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em hồng, thế nào cũng mất vui.
Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu Em chợt trào dâng cảm xúc; “Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.”. Cách ứng xử của bé Em thật văn hóa, rất đáng trân trọng. Đọc những chi tiết này, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương bạn, tính cách khiêm tốn, sự tinh tế của bé Em. Tuy còn nhỏ nhưng con người bên trong của bé thật sự trưởng thành, biết suy nghĩ đến hoàn cảnh, cảm xúc của người khác. Tình cảm đẹp mà bé Em dành cho bé Bích - một thứ tình cảm trong sáng, vô tư, tôn trọng khiến người đọc rất ngưỡng mộ. Bé Em là một cô bé có làm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu, biết trân trọng tình bạn rất đáng ngợi ca.
Truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn khiến người đọc cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn của bé Bích. Đó là một cô bé có tâm hồn trong sáng giàu tình cảm và hiểu chuyện, biết giúp đỡ mẹ công việc nhà. Bích còn là một đứa trẻ nhưng sinh ra trong gia đình nghèo: “Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền”. Bích sớm nhận thức được hoàn cảnh gia đình khốn khó nên thương mẹ, chia sẻ công việc gia đình với mẹ: “Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo.”. Do gia đình không có điều kiện, lại có nhiều em nên bé Bích nhường quần áo mới cho các em vì vậy bé chỉ có duy nhất một bộ quần áo mới để mặc tết. Từ nhỏ, bé Bích đã luôn mặc lại quần áo cũ của anh trai, ít khi được mặc một bộ quần áo mới dành cho riêng mình: “Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại.”. Bé Em nhìn thấy được điều đó nhưng cũng không thể giúp gì được bạn. Nhưng bản thân Bích cũng không cảm thấy điều đó làm nó buồn, bởi gia đình bé Bích ai cũng vậy: “Áo nó thì chuyển cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách.”.
Dù sinh ra trong một gia đình nghèo, thế nhưng cách anh em Bích sống và chia sẻ với nhau thật đáng trân trọng. Điều đặc biệt là, tất cả anh em cô bé đều yêu thương nhau, hiểu chuyện nên: “Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chở không so đo chuyện cũ mới,...”. Đối với bé Em, Bích dành tình cảm chân thành và rất tôn trọng bạn. Bởi Bích cảm nhận được tình yêu thật lòng, sự quan tâm chu đáo của bé Em đối với mình. Ở bên bé Em, Bích cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của tỉnh bạn. Bởi vậy, dù bé Em có mặc đồ đẹp, sang trọng hơn Bích thì: “Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý Em, thiệt đó!”. Bé Bích tuy còn nhỏ nhưng hiểu chuyện, trưởng thành trong suy nghĩ và cũng là một cô bé giàu nghị lực sống, biết trân quý tình bạn, rất đáng để chúng ta noi gương, học tập.
Để làm nổi bật được tình bạn đẹp của bé Em và bé Bích trong câu chuyện Tết”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sâu lắng, ấm áp tình người làm rung động trái tim người đọc. Cốt truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên, sử dụng ngôi kể thứ ba, giọng kể nhẹ nhàng nhưng sâu sắc xoay quanh những sự việc bình dị trong cuộc sống đời thường của những người bạn nhỏ nhưng có sức truyền thấm mạnh mẽ về giá trị của tình bạn. Tình huống trong gia đình nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại ngắn giúp cho người độc cảm nhận được tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ. Điều này cũng làm nên đặc trưng phong cách rất riêng của nhà văn. Đọc truyện, chúng ta bị lôi cuốn bởi cách sử dụng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ rất dễ thương của Nguyễn Ngọc Tư. Nhan đề của truyện phù hợp với tâm lí trẻ thơ, gợi nhiều tò mò cho bạn đọc trẻ; góp phần thể hiện chủ đề của truyện: ca ngợi tình bạn đẹp.
Tình cảm đẹp mà bé Em dành cho bé Bích - một thứ tình cảm trong sáng, vô tư tôn trọng lẫn nhau. Có người từng nói rằng: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý” và đôi bạn thân bé Em, bé Bích đã có được viên ngọc quý sáng nhất của riêng bản thân mình. Tình bạn giữa bé Em và Bích trong sáng, thấu hiểu và quan tâm cho nhau. Bé Em sợ bạn buồn nên đã lưỡng lự không khoe áo mới, rồi quyết định không mặc áo mới mà mặc áo có hình con mèo bự để giống với Bích. Bích biết bạn thương mình, nghĩ dù bạn có mặc gì thì Bích vẫn quý bạn. Qua hành động và thái độ của hai nhân vật, người đọc cũng có thể thấy được sự tôn trọng dành cho nhau, không so đo thiệt hơn và đó chính là tình bạn chân chính.
Với cách kể chuyện dung dị, chất văn nhẹ nhàng mà thấm đẫm dư vị đời sống thường nhật; cách cho nhân vật trò chuyện tâm tình để bộc lộ được vẻ đẹp tâm hồn của bé Em và bé Bích; nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã truyền thấm vào trái tim, tâm hồn, suy nghĩ bạn đọc một bức thông điệp giàu giá trị nhân văn về tình bạn đẹp, đáng trân trọng ở mỗi người. Câu chuyện “Áo Tết” có dung lượng ngắn nhưng giàu ý nghĩa sâu xa, gợi nhắc ở mỗi chúng ta cách ứng xử đẹp với bạn bè, như nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Phương Nga
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nghị luận xã hội về vấn đề Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng quan sát
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (6 đề)
Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
Dàn ý kể chuyện sáng tạo lớp 9
Top 6 mẫu viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên siêu hay
Bộ đề đọc hiểu thơ 8 chữ
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
(Cực hay) Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách hay nhất
-
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách
-
(Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Phân tích truyện ngắn Hương hoa hoàng lan
-
Phân tích truyện Những dòng chữ diệu kỳ
-
Đọc hiểu truyện ngắn Gọi con
-
Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống

Bài viết hay Văn mẫu 9
Nghị luận xã hội tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
Phân tích truyện ngắn Người ở của Thái Chí Thanh
Cung oán ngâm khúc đọc hiểu (có đáp án)
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9 file word bộ 2 (882 trang)