Bộ đề đọc hiểu thơ 8 chữ
Đề đọc hiểu văn bản thơ tám chữ lớp 9
Thơ là tiếng nói của tình cảm, thổ lộ tâm tư của con người. Thơ biểu hiện tình cảm, cảm xúc bằng ngôn ngữ cô đọng, xúc tích, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp mẫu đề đọc hiểu thơ 8 chữ lớp 9 với các ngữ liệu văn học nằm ngoài chương trình sách giáo khoa, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đọc hiểu Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn
Lúc lên đường con hứa với mẹ cha Nước thống nhất con về xây tổ ấm Vợ của con phải như là cô tấm Ông bà vui khi có cháu bế bồng!
Mẹ cha chờ nay tóc bạc, răng long Con mãi miết chỗ trạm dừng, ngọn suối? Nơi rừng sâu sốt rét thừa, thiếu muối? Sợ bạn buồn sao không dám chia tay?
Mẹ nằm mơ giữa giấc ngủ ban ngày Con vẫn trẻ tuổi đôi mươi phơi phới Rồi như thể cha vẫn ngồi chờ đợi Bữa cơm trưa sau những buổi cày, bừa | Việc của trời chỉ có nắng và mưa Người già cả đủ thứ lo mà tội Mắt mẹ cha đã mờ nhìn không nổi Khi con về đâu thấy rõ mặt con!
Ngồi chờ mong thân ngày một héo mòn Cứ sớm tối xoa sờn mờ di ảnh Nhưng niềm tin đã hết dần lấp lánh Theo mẹ cha đi về chỗ con nằm
Cõi niết bàn ở nơi đó xa xăm Con về cạnh bên đài sen - Mẹ đón! Vẫn cưng con như những ngày đỏ hỏn Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn! |
( https://baodaknong.vn 16/01/2023)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm trong đoạn thơ sau những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi đau thương của cha mẹ khi mong chờ những người lính về:
Ngồi chờ mong thân ngày một héo mòn
Cứ sớm tối xoa sờn mờ di ảnh
Nhưng niềm tin đã hết dần lấp lánh
Theo mẹ cha đi về chỗ con nằm
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của những câu hỏi tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Mẹ cha chờ nay tóc bạc, răng long
Con mãi miết chỗ trạm dừng, ngọn suối?
Nơi rừng sâu sốt rét thừa, thiếu muối?
Sợ bạn buồn sao không dám chia tay?
Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “vuông tròn” trong hai câu thơ:
Vẫn cưng con như những ngày đỏ hỏn
Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn!
Câu 5 (1,0 điểm). Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là dịp chúng ta cùng nhìn lại để tưởng nhớ đến những vị anh hùng đã có công lao to lớn đối với tổ quốc. Thế hệ trẻ cần phải sống như thế nào để xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC – HIỂU | 4,0 |
1 | Thể thơ: 8 chữ | 0,5 | |
2 | - Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi đau thương của cha mẹ khi mong chờ những người lính về: Thân ngày một héo mòn, sớm tối xoa sờn mờ di ảnh, niềm tin đã hết, mẹ cha đi về chỗ con nằm | 0,5 | |
3 | - Câu hỏi tu từ: Con mãi miết chỗ trạm dừng, ngọn suối? - Tác dụng: + Tăng sức biểu đạt, biểu cảm. Tăng hiệu quả diễn đạt. + Bộc lộ sự thấu hiểu, sẻ chia của mẹ cho những vất vả, gian khổ dành cho người lính. + Thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ mong mẹ dành cho con... | 1,0 | |
4 | - Ý nghĩa của hình ảnh “vuông tròn” trong hai câu thơ: + Nó thể hiện sự vẹn toàn, biểu tượng cho những điều tốt đẹp nhất. Cả cuộc đời mẹ dành trọn cho con tất cả. | 1,0 | |
5 | - Để xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước thế hệ trẻ cần: Gợi ý: + Trân trọng và biết ơn thế hệ cha anh đã chiến đấu và hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. + Chăm chỉ học hành để sau này cống hiến tài năng của bản thân cho đất nước. + Tu dưỡng phẩm chất đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Giữ gìn truyền thống yêu nước của dân tộc... | 1,0 |
2. Đọc hiểu Bến đò ngày mưa
Đọc văn bản sau:
BẾN ĐÒ NGÀY MƯA
(Anh Thơ)
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Trích trong Thi Nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr.192-193)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của bài thơ "Bến đò ngày mưa".
Câu 2 (1,0 điểm). Ghi lại những từ ngữ khắc họa cảnh vật và không khí trong bài thơ. Những từ ngữ này tạo nên cảm giác gì về cảnh vật và thời tiết của ngày mưa?
Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu thế nào về hình ảnh "con thuyền cắm lại đậu trơ vơ"?
Câu 4 (1,0 điểm). Việc tác giả mô tả "bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo" và các hình ảnh khác như thế nào đã góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật của bài thơ?
Câu 5 (1,0 điểm). Trong bài thơ, cảnh vật và con người đều chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa. Theo em, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa gì đối với cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trong bài thơ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC – HIỂU | 4,0 |
1 | Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ. | 0,5 | |
2 | - Những từ ngữ khắc họa cảnh vật và không khí trong bài thơ bao gồm: "tre rũ rợi," "chuối bơ phờ," "dầm mưa," "trơ vơ," "lạnh lẽo," "vắng," "xo ro," "sù sụ," "hoạ hoằn," "lặng trong mưa." - Qua những từ ngữ này, cảnh vật và thời tiết hiện lên với sự ảm đạm, u buồn của một ngày mưa tầm tã, nơi mà thiên nhiên và con người đều chịu sự chi phối của mưa, không khí lạnh lẽo và vắng vẻ. | 1,0 | |
3 | Hình ảnh "con thuyền cắm lại đậu trơ vơ" thể hiện sự cô độc và bất động của con thuyền, tượng trưng cho sự ngưng trệ và lặng lẽ của cuộc sống trong ngày mưa. | 0,5 | |
4 | Việc tác giả mô tả "bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo" và các hình ảnh như quán hàng không khách, bác lái đò đứng hút thuốc, đã góp phần tạo nên không khí cô quạnh, tĩnh lặng và u buồn, làm nổi bật sự vắng vẻ và lặng lẽ của không gian trong ngày mưa. | 1,0 | |
5 | Học sinh tự đưa ra suy nghĩ, quan điểm. Tham khảo: Cảnh vật và con người đều chịu ảnh hưởng của thời tiết mưa, làm cho khung cảnh thêm phần cô đơn, lạnh lẽo. Điều này cũng gợi lên cảm xúc buồn bã, lẻ loi của nhân vật trong bài thơ, làm nổi bật tâm trạng buồn man mác, trống trải giữa thiên nhiên mưa rơi. | 1,0 |
3. Đọc hiểu Mẹ - Bằng Việt
Đọc và trả lời câu hỏi:
“ Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
[…]
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mơ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Trích: Mẹ *, Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010)
(* Bài thơ Mẹ có lẽ được nhà thơ Bằng Việt sáng tác vào năm 1970, vào thời điểm ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường, tác giả bị thương phải nằm lại trong ngôi nhà của một người mẹ. Cảm động trước tình cảm của những người mẹ miền Nam nên ông đã sáng tác bài thơ Mẹ như một lời cảm ơn, tri ân người “mẹ” đặc biệt này).
Câu1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?
Câu 2: Người mẹ trong đoạn thơ được khắc họa qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Nội dung của đoạn văn bản trên?
Câu 4: Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp và liệt kê trong đoạn thơ sau:
“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà”.
Câu 5: Em hãy nhận xét tình cảm của tác giả dành cho người mẹ qua đọan thơ trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4.0 |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm | 0.5 | |
2 | Người mẹ được thể hiện qua những hình ảnh: + Dáng ân cần, lặng lẽ + Bước chân đi rất nhẹ + Hái trái bưởi đào + Nấu canh tôm khế, nướng khoai, bung ngô + Dồn hết tình máu mủ cho con. | 0.5 | |
3 | Nội dung : Nỗi nhớ mẹ, nhớ quê da diết gắn liền với những hình ảnh bình dị quen thuộc thấm đượm tình cảm ở quê cũng như tình cảm yêu thương sâu sắc mẹ dành cho con. | 1.0 | |
4 | BPTT: + Điệp từ (cấu trúc) – Con xót lòng...; Con nhạt miệng.... + Liệt kê: Trái bưởi đào, canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung - Hiệu quả: + Khắc sâu hình ảnh người mẹ cũng như tình thương, sự quan tâm rất chu đáo và cẩn trọng của người mẹ đối với đứa con chiến sỹ. + Khiến câu thơ, đoạn thơ trở nên cụ thể, chân thực và giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, tăng giá trị biểu đạt + Tác giả thể hiện sự trân trọng ghi nhớ suốt đời mình tình cảm quân dân sâu đậm và thiêng liêng mà người mẹ đã dành cho mình | 1.0 | |
5 | Đoạn thơ đã cho người đọc thấy được tình cảm sâu sắc, chân thành mà da diết của tác giả dành cho người mẹ: + Đó là nỗi nhớ mẹ da diết. Hình ảnh người mẹ hiện về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình với những việc làm đời thường " những trái bưởi, những bát canh tôm nấu khế, với khoai nướng, ngô bung". người mẹ tần tảo sớm hôm với tình yêu thương con sâu sắc. + Nỗi nhớ mẹ thể hiện được sự biết ơn, trân trọng người mẹ còn hằn in trong trái tim nhà thơ. | 1.0 |
4. Đọc hiểu Chiều thu - Nguyễn Bính
Đọc đoạn ngữ liệu sau:
Chiều thu
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.
Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.
Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đầy căng mặt yếm sồi.
Thong thả trăng non rựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.
(Nguyễn Bính, in trong tập “Đêm sáng sao” NXB Văn học, 1962)
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định đề tài của ngữ liệu trên.
Câu 2. Tìm các từ láy được sử dụng trong ngữ liệu.
Câu 3: Hai câu thơ sau gợi cho em sự liên tưởng đến hình ảnh nào?
“Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.”
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.”
Câu 5: Đoạn ngữ liệu trên đánh thức tình cảm nào trong em? (Viết câu trả lời bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | - Đề tài: Mùa thu. | 0,5 |
2 | - Các từ láy: Thăm thẳm, ngơ ngác, lững lờ, thong thả, cặm cụi. | 0,5 | |
3 | - Hai câu thơ gợi sự liên tưởng đến hình ảnh các bà, các mẹ ru con ngủ bằng những câu hát ca dao bên cánh võng. | 1,0 | |
4 | - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Đối, nhân hóa, liệt kê. + Đối: Lá thấp – cành cao. + Liệt kê, nhân hóa: Gió đuổi nhau Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác Đàn kiến trường chinh - Tác dụng của biện pháp tu từ: + Làm khổ thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh. + Tái hiện khu vườn mùa thu với cảnh vật quen thuộc là những cành lá cao thấp, những cơn gió thu se lạnh, gốc cây cau cùng chiếc mo cau tuổi thơ, những trái na chín thơm mọng và đàn kiến nhỏ li ti tìm mồi. + Thể hiện sự quan sát đầy tinh tế của thi nhân, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước trong từng khoảnh khắc. | 1,0 | |
5 | - HS trình bày theo quan điểm cá nhân kèm theo phần lý giải hợp lý, sâu sắc . | 1,0 |
5. Đọc hiểu Mùi cơm cháy
Đọc đoạn thơ sau:
Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ
Mùi cơm cháy, con vẫn ăn ngày trước
Đôi chân con đi khắp miền Tổ quốc
Chẳng nơi nào... có vị cơm năm xưa...
Cơm cháy quê nghèo...có nắng, có mưa
Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng
Có những hi sinh, nhớ thương thầm lặng
Con yêu nước mình... từ những câu ca...
Cơm cháy quê nghèo... mặn mồ hôi cha
Có vị thơm rơm, cánh đồng mùa gặt
Muối mặn gừng cay, có hè nắng gắt
Có ánh trăng vàng...chị múc bên sông...
(Trích Mùi cơm cháy, Vũ Tuấn, Khúc ru quê, NXB Hội nhà văn, 2022, tr.130-131)
* Chú thích:
- Tác giả: Vũ Tuấn quê ở Thanh Ba - Phú Thọ. Vốn là một giáo viên dạy Toán, nhưng anh thích thơ từ nhỏ. Tác giả thường viết về quê hương với những hương vị ngọt ngào, thể hiện sự gắn bó sâu đậm, tha thiết.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ ? Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thể thơ?
Câu 2. Tìm các từ diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau:
“ Cơm cháy quê nghèo...có nắng, có mưa
Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng “
Câu 4. Thông điệp bài thơ là gì ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
ĐỌC HIỂU |
| Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc đoạn trích. | 4,0 |
1 | - Thể thơ tám chữ. - Dựa vào đặc điểm: mỗi dòng thơ đều có tám chữ. | 0,5 | |
2 | Từ diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhớ, nhớ thương, yêu. | 0,5 | |
3 | Tác dụng của biện pháp tu từ: Ẩn dụ: có nắng, có mưa, Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng “ + Tạo nhịp điệu, nhịp nhàng cho bài thơ. + Cơm cháy quê nghèo là sự vất vả nhọc nhằn của cha mẹ của con người nơi quê hương, đó còn là tình cảm yêu thương gửi gắm của mẹ qua lời hát lời ru con, là tình cảm quê hương nuỗi dưỡng để con khôn lớn + Những cảm nhận tinh tế hương vị của tuổi thơ, thể hiện sự gắn bó sâu đậm, tha thiết của tác giả. | 1,0 | |
4 | Thông điệp của bài thơ: + Phải trân trọng kí ức, quá khứ + Hãy biết yêu thương ,trân quý những điều bình dị, nhỏ bé của cuộc sống xung quanh ta. + Đó là tình yêu cuộc sống , yêu gia đình, yêu con người, yêu quê hương đất nước. | 1,0 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
Dàn ý kể chuyện sáng tạo lớp 9
Đọc hiểu Vụ mất tích kỳ lạ
Phân tích truyện ngắn Củ khoai nướng
Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
Phân tích truyện ngắn Nhu nhược - Anton Chekhov
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
-
Nghị luận bàn về vấn đề Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
-
Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
-
Phân tích truyện Những dòng chữ diệu kỳ

Bài viết hay Văn mẫu 9
(Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
Soạn văn 9 Luyện tập phân tích và tổng hợp
Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Phân tích Ga tàu tuổi thơ của Vũ Thị Huyền Trang
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin