Vì sao thắp hương luôn thắp theo số lẻ: Nhang lẻ, đồ lễ lẻ?
Một trong những phong tục của người Việt khi cúng lễ bao đời này chính là thắp hương để tưởng nhớ vong linh người đã mất hoặc cầu các vị Thánh, Chúa để được may mắn, bình an. Vì sao thắp hương luôn thắp theo số lẻ? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết của Hoatieu.vn.
Tại sao thắp hương luôn thắp theo số lẻ
1. Tại sao thắp hương luôn thắp theo số lẻ
Theo quan niệm từ xưa, nén hương, đồ lễ dâng lên ban thờ Thần, Phật, gia tiên… chính là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình, giữa âm và dương.
Vì vậy, người dân Việt Nam đều có thói quen thắp hương trên bàn thờ vào các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, ngày giỗ, lễ, tết… để tưởng nhớ gia tiên, cầu bình an cho gia đình.
Theo quan điểm về mặt phong thủy, số chẵn tượng trưng cho điềm xui (âm) và số lẻ tượng trưng cho may mắn (dương). Vì vậy, trong việc thờ cúng mọi người đều thắp hương số lẻ. Đặc biệt, nhiều người thường thắp 3 nén nhang với ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
2. Ý nghĩa những số lẻ khi thắp hương
1 nén hương
Với việc thờ cúng thần linh trong nhà, thắp 1 nén hương được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ.
Khi đến chùa chiền, chúng ta cũng chỉ cần thắp 1 nén nhang là đủ. Nén nhang đó được gọi là Tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương:
- Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng)
- Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu)
- Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương)
- Tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ)
- Giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi và một phần phòng tránh hỏa hoạn hay ô nhiễm).
3 nén hương
Cách thắp hương này thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ). Theo Đạo Phật, cách thắp 3 nén hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng.
Ngoài ra, cách thắp này còn mang các ý nghĩa khác, gồm:
- Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới)
- Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai)
- Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)
Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to.
Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người). Vì vậy khi làm những việc quan trọng trong đời thì người ta thường thắp 3 nén hương lên bàn thờ và khấn: "Hoàng Thiên (Trời), Hậu Thổ (Đất), những chiến sĩ trận vong, cô hồn… (Nhân ) phù hộ độ trì…"
Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức. Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương.
5 nén hương
Thắp 5 nén hương có ý nghĩa là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Thông thường có 2 cách để cắm 5 nén hương vào bát hương trên bàn thờ.
Cách cắm thứ nhất: Sắp xếp theo 5 phương, ở giữa là hương Giao chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, phía trước là hương Chu Tước, phía sau là lương Huyền Vũ.
Cách cắm thứ 2: Sắp xếp theo hình chữ “Nhất” theo chiều ngang với nén hương thứ nhất là hương Thanh Long, thứ 2 là Bạch Hổ, thứ 3 là Quan Khẩu, thứ 4 là Hộ Pháp và thứ 5 là Báo Mã.
Thông thường cách thắp 5 nén hương này do các thầy pháp tiến hành để dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
7, 9 nén hương
Số 7 và số 9 được tượng trưng cho số lượng “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân. Ngoài ra, còn quan điểm khác về cách thắp 7 và 9 nén hương như sau:
- 7 nén hương: Con số 7 này tượng trưng cho Bắc Đẩu Thất Tinh hương với tên gọi lần lượt là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Dao Quang. Cách thắp 7 nén hương cùng lúc để mời gọi thần linh, thiên tướng, nếu không đến mức độ bất đắc dĩ thì không nên dùng cách thắp hương này.
- 9 nén hương: Được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, được bày theo 3 hàng và 3 cột, trên mời Ngọc Hoàng Đại Đế, dưới mời Thập điện Diêm Vương. Đây được coi là tín hiệu dùng để cầu cứu, trong trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử dụng, hy vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn.
3. Những lưu ý khi thắp hương
Tư thế thắp hương
Trước khi thắp hương nên sắp xếp mọi vật phẩm cúng một cách gọn gàng trên ban thờ gia tiên sau đó thắp hương. Chú ý phong thái của bản thân cần đoan trang, liêm chính, trán vội. Ngoài ra, khoảng cách giữa chỗ đứng và bát hương phải vừa phải không được quá gần hay quá xa. Khi lấy hương cần thận trọng, nhẹ nhàng không để hương bị rơi vãi hay đổ xuống đất. Nếu vị trí bát hương không thuận tiện để cắm bằng 2 tay thì phải cắm bằng tay phải.
Xử lý hương tắt khi đang cúng
Hương tắt trong khi cúng ngoài lý do hương kém chất lượng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Theo quan niệm xưa, khi cầu cúng nếu hương tắt ở phần trên là “thiên” liên quan đến bàn thờ, nóc nhà,.. phần giữa là “nhân” liên quan đến mồ mả, đất cát,... Đặc biệt, vào đêm giao thừa mà bị tắt thì năm đó làm ăn thất bát đủ đường xui xẻo. Nếu đang cúng mà hương tắt có thể để thế rồi châm lửa lại, đừng nên nhổ ra rồi cắm lại sẽ trở thành hương thừa và mất thiêng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lễ, Tết cổ truyền
35+ Tranh tô màu bánh chưng, tranh tô màu chủ đề ngày Tết 2024
Tuổi Hợi khai trương ngày nào tốt 2023?
Thơ chúc Tết người yêu, bạn bè Quý Mão 2023
Đáp án thi tìm hiểu 75 năm thành lập lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định - Đợt 3
30+ Mẫu thiệp Trung Thu đẹp sang trọng, sắc nét 2024
Chúc mừng năm mới 2024 người yêu