3.1. Tình hình Việt Nam hiện nay
- Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan trong việc xây dựng văn hóa, con người mới. Cụ thể, Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
- Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng. Đặc biệt, một số giá trị đạo đứctốt đẹp, thiêng liêng… vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một và bào mòn. Trong quá trình điều chỉnh theo cơ chế thị trường, dễ dẫn đến cuộc cạnh tranh, ganh đua làm giàu bằng mọi thủ đoạn, làm phá vỡ những giá trị văn hóa.
VD: Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra lối sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí và cũng hình thành nên tâm lí sính ngoại của người dân.
- Không chỉ vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nhân tố đặc biệt quan trọng, quy định sự phát triển, vận hành xã hội trong thế kỷ 21. Đặc trưng nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp công nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, nhờ đó xóa bỏ dần các ranh giới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cùng rất nhiều những thành tựu.
- Nhưng bên cạnh đó, vấn đề chính trị, tôn giáo còn nhiều bất cập, xuất hiện cả những hệ tư tưởng lệch lạc.
Tình trạng tham gia biểu tình, chống đối gây bất ổn chính trị trong nước.
- Đặc biệt, giới trẻ ở Việt Nam đang gặp phải những vấn đề mà không phải ai cũng
có thể tự nhận ra .
+ Thứ nhất, thế hệ trẻ ngày nay có sự tiếp xúc, học hỏi từ nhiều nền văn hóa. Do đó, táo bạo, dám nghĩ dám làm là kim chỉ nam cho những ý tưởng của họ. Cũng từ đó, một bộ phận bước đầu đạt được thành công đã ngủ quên trên chiến thắng, không tiếp tục học tập thế hệ đi trước.
+ Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng đạo đức hoặc chưa được coi trọng trọng đúng mức, hoặc quá cứng nhắc nên người trẻ còn chưa được trang bị đầy đủ lý luận về mặt tư tưởng khi bước ra hội nhập với thế giới.
3.2. Xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam
Từ những tình hình nói trên của Việt Nam, nhóm chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu được một vài biện pháp để Xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Có thể thể nói, xây dựng ý thức xã hội là quá trình lâu dài, phức tạp, để có hiệu quả, trước hết chúng ta cần:
+ Đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới, con người mới. Khi nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Ý thức xã hội mới luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện kinh tế của xã hội mới. Vì vậy, xây dựng ý thức xã hội mới phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống vật chất của xã hội mới.
+ Không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới. Chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đồng thời cần chú trọng vấn đề kế thừa và đổi mới những giá trị truyền thống của dân tộc. Đó không chỉ là sự gìn giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống, mà còn tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh thần được du nhập từ nước ngoài.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới. Tăng cường vai trò của báo chí, của các phương tiện thông tin đại chúng khác trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận theo chiều hướng tích cực, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái, luận điệu phản động.
+ Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính chủ động, tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
+ Đảng ta cũng khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam.